Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Gần 50 nông dân được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn trong nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng chính.
Thống kê từ các toa khám bệnh cho thấy nông dân quan tâm các loại dịch hại như bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh, nhóm nhện, bù lạch, sâu đục trái trên cây có múi; bệnh thán thư, bọ vòi voi hại xoài; bệnh chổi rồng, bệnh chết nhánh chết cây trên nhãn tiêu da bò; bệnh thối trái và bọ xít muỗi hại ca cao; dinh dưỡng và xử lý ra hoa cam Sành, nhãn, xoài… Nông dân tham gia đợt khám bệnh lưu động bên cạnh việc được tư vấn trực tiếp còn được cung cấp toa thuốc, tài liệu bướm để áp dụng lâu dài.
Được biết, trong thời gian tới Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tiếp tục tổ chức đợt khám bệnh lưu động cho các loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh như hành tím và rau màu tại thị xã Vĩnh Châu; cây ăn trái tại huyện Mỹ Tú và Châu Thành…
Hoạt động của Bệnh viện Cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải tỏa các khó khăn bức xúc trong sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Với hơn 30km bờ biển, trên 12.000ha diện tích đất bãi bồi cửa sông, ven biển, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế thuỷ sản. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Công ty CP Thuỷ sản Tân An đã mạnh dạn ứng dụng mô hình nuôi hàu cửa sông, mở ra một hướng đi mới.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện còn gần 3.000ha lúa hè thu chưa thu hoạch và gần 30.000ha lúa thu đông đã xuống giống. Do đang vào cao điểm của mùa lũ nên nhiều diện tích lúa của tỉnh đang có nguy cơ thiệt hại. Hiện nay, nỗ lực bảo vệ lúa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương.

Dù đầu tư tốn kém hơn, chất lượng gà an toàn hơn nhưng giá bán gà VietGAP ra thị trường lại giống gà nuôi bình thường, tính ra lời lãi chẳng cao hơn mấy.

Chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, làm thay đổi điều kiện sống trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình này không chỉ làm chuyển biến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về lao động, sản xuất, học hành của con cái, mà còn đổi mới diện mạo chung của các ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Kết quả xuất khẩu (XK) gạo tháng 8 vừa qua đạt 627.089 tấn, trị giá 270,353 triệu USD, giá XK bình quân 431,12 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng tăng 1,4%, trị giá tăng 2,94%, giá bình quân tăng 6,47 USD/tấn. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,243 triệu tấn, trị giá 1,831 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.