Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Gần 50 nông dân được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn trong nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng chính.
Thống kê từ các toa khám bệnh cho thấy nông dân quan tâm các loại dịch hại như bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh, nhóm nhện, bù lạch, sâu đục trái trên cây có múi; bệnh thán thư, bọ vòi voi hại xoài; bệnh chổi rồng, bệnh chết nhánh chết cây trên nhãn tiêu da bò; bệnh thối trái và bọ xít muỗi hại ca cao; dinh dưỡng và xử lý ra hoa cam Sành, nhãn, xoài… Nông dân tham gia đợt khám bệnh lưu động bên cạnh việc được tư vấn trực tiếp còn được cung cấp toa thuốc, tài liệu bướm để áp dụng lâu dài.
Được biết, trong thời gian tới Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tiếp tục tổ chức đợt khám bệnh lưu động cho các loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh như hành tím và rau màu tại thị xã Vĩnh Châu; cây ăn trái tại huyện Mỹ Tú và Châu Thành…
Hoạt động của Bệnh viện Cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải tỏa các khó khăn bức xúc trong sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Bảo quản hải sản an toàn, không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả nghề đánh bắt xa bờ.

Sự liên tục sụt giảm kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra vào thị trường EU trong nửa năm qua đã gióng lên hồi chuông báo động cho các DN thủy sản về công tác thị trường cũng như năng lực cạnh tranh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

Những năm gần đây, tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, nông dân xã Văn Lãng, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với những ưu điểm nổi bật như phòng tránh dịch bệnh, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… đệm lót sinh học (ĐLSH) đang được nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sử dụng.