Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Gần 50 nông dân được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn trong nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng chính.
Thống kê từ các toa khám bệnh cho thấy nông dân quan tâm các loại dịch hại như bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh, nhóm nhện, bù lạch, sâu đục trái trên cây có múi; bệnh thán thư, bọ vòi voi hại xoài; bệnh chổi rồng, bệnh chết nhánh chết cây trên nhãn tiêu da bò; bệnh thối trái và bọ xít muỗi hại ca cao; dinh dưỡng và xử lý ra hoa cam Sành, nhãn, xoài… Nông dân tham gia đợt khám bệnh lưu động bên cạnh việc được tư vấn trực tiếp còn được cung cấp toa thuốc, tài liệu bướm để áp dụng lâu dài.
Được biết, trong thời gian tới Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tiếp tục tổ chức đợt khám bệnh lưu động cho các loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh như hành tím và rau màu tại thị xã Vĩnh Châu; cây ăn trái tại huyện Mỹ Tú và Châu Thành…
Hoạt động của Bệnh viện Cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải tỏa các khó khăn bức xúc trong sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất ngô chính vụ năm 2015 của huyện Sa Pa đạt 34 tạ/ha.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã xuống giống được 3.963ha màu các loại. Trong đó, khoai lang 204ha, sắn 20ha, bắp 149ha, ớt chỉ thiên 108ha, cải bắp 40ha, dưa hấu 1.090ha, cà nâu 11ha, dưa leo 20ha, hành tím 165ha, bí đỏ 383ha, rau các loại 678ha, đậu phộng 554ha, mía 150ha, đậu xanh 197ha, dây thuốc cá 185ha....
Hay tin khoai lang rớt giá, trong thời gian ngắn đã có nhiều đơn vị đến tìm hiểu thu mua nhằm hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn. Đây không phải là giải pháp lâu dài nhưng việc làm đã mang ý nghĩa thiết thực, được cộng đồng xã hội đánh giá cao.

Ngày 13/8, tại TP Hồ Chí Minh, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Trí Việt, tổ chức buổi “Tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen”.

Về làng Bình An, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) những ngày này, thấy rất nhiều vườn nhãn trĩu quả. Gia đình ông Hoàng Văn Đại có diện tích trồng nhãn nhiều nhất của thôn. Ông từng đại diện cho “nhãn làng” giành giải Nhất cuộc thi chung khảo về bình tuyển nhãn ưu tú do Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện trên địa bàn huyện năm 2011.