Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Gần 50 nông dân được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn trong nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng chính.
Thống kê từ các toa khám bệnh cho thấy nông dân quan tâm các loại dịch hại như bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh, nhóm nhện, bù lạch, sâu đục trái trên cây có múi; bệnh thán thư, bọ vòi voi hại xoài; bệnh chổi rồng, bệnh chết nhánh chết cây trên nhãn tiêu da bò; bệnh thối trái và bọ xít muỗi hại ca cao; dinh dưỡng và xử lý ra hoa cam Sành, nhãn, xoài… Nông dân tham gia đợt khám bệnh lưu động bên cạnh việc được tư vấn trực tiếp còn được cung cấp toa thuốc, tài liệu bướm để áp dụng lâu dài.
Được biết, trong thời gian tới Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tiếp tục tổ chức đợt khám bệnh lưu động cho các loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh như hành tím và rau màu tại thị xã Vĩnh Châu; cây ăn trái tại huyện Mỹ Tú và Châu Thành…
Hoạt động của Bệnh viện Cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải tỏa các khó khăn bức xúc trong sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.

Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.