Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Gần 50 nông dân được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn trong nhận dạng và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng chính.
Thống kê từ các toa khám bệnh cho thấy nông dân quan tâm các loại dịch hại như bệnh ghẻ, bệnh loét, bệnh vàng lá gân xanh, nhóm nhện, bù lạch, sâu đục trái trên cây có múi; bệnh thán thư, bọ vòi voi hại xoài; bệnh chổi rồng, bệnh chết nhánh chết cây trên nhãn tiêu da bò; bệnh thối trái và bọ xít muỗi hại ca cao; dinh dưỡng và xử lý ra hoa cam Sành, nhãn, xoài… Nông dân tham gia đợt khám bệnh lưu động bên cạnh việc được tư vấn trực tiếp còn được cung cấp toa thuốc, tài liệu bướm để áp dụng lâu dài.
Được biết, trong thời gian tới Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tiếp tục tổ chức đợt khám bệnh lưu động cho các loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh như hành tím và rau màu tại thị xã Vĩnh Châu; cây ăn trái tại huyện Mỹ Tú và Châu Thành…
Hoạt động của Bệnh viện Cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải tỏa các khó khăn bức xúc trong sản xuất của nông dân.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao các sở ngành, địa phương triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

Việc xen canh dứa gai với cao su không những đem lại thu nhập cao cho nông dân mà còn có tác dụng giúp đất tơi xốp, tăng cường dưỡng chất cho sự phát triển của cây cao su. Với hiệu quả đem lại, xã Ngọc Trung đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng dứa gai xen cao su.