Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Các ao bị nhiễm virus SEMBV đều đã tháo các dàn đập nước bỏ lên bờ, xử lý hóa chất chlorine tiêu diệt mầm bệnh.
Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.
Trong đó, diện tích hồ tôm đã phát bệnh ở xã Phước Thắng là hơn 22 ha (có 7,8 ha bị bệnh đốm trắng), xã Phước Hòa hơn 13 ha (có gần 3,5 ha bị bệnh đốm trắng), xã Phước Sơn gần 11 ha và xã Phước Thuận 3,4 ha tôm bị bệnh do môi trường.
Những ao tôm mắc bệnh đốm trắng được tỉnh hỗ trợ hóa chất chlorine xử lý diệt mầm bệnh tránh không để lây lan. Theo ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến như xã Phước Thắng, bước đầu các ao bị bệnh tôm đều đóng kín các cổng, và đã sử dụng 2.280 kg chlorine do tỉnh hỗ trợ xử lý đúng theo qui trình, nỗ lực chặn đứng dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.