Bệnh sương mai hại khoai tây sớm

Trên lá, vết bệnh xuất hiện từ rìa mép rồi lan rộng vào trong kèm theo viền vàng, lá kép phía gốc bị trước.
Gặp điều kiện thuận lợi và không được phun trừ kịp thời, bệnh tiếp tục phát sinh phá hại các bộ phận còn lại của cây.
Bệnh sương mai phát sinh trên khoai tây ở Hải Dương.
Bệnh do nấm Phytophthora thuộc bộ nấm sương mai, lớp nấm tảo khuẩn sẵn có trên đồng ruộng và củ giống gây ra.
Phát sinh trên diện tích khoai tây có mầm và vỏ tím lịm nhưng ruột vàng, trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10.
Biện pháp khắc phục: Cần thường xuyên thăm đồng, điều tra và nhận diện được bệnh hại.
Nếu ruộng có 1% khóm chớm bị trở lên, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ bộ phận bị đó và đem đốt tiêu hủy nơi xa.
Đồng thời, phun trừ luân phiên 1 lần theo chu kỳ 2 ngày/lần bằng 2 loại thuốc Daconil 75WG và Dupont Kocide 53,8 DF với chất bám dính HPC.
Cụ thể, 2 gói Daconil 75WG loại 15gr hoặc 30 - 35gr Dupont Kocide 53,8 DF với gói HPC loại 20ml, đem hòa tan trong bình 16 – 18 lít rồi phun đẫm đều cho 7 – 10 thước, phun vào chiều mát không mưa.
Tùy theo tình trạng tốt xấu của từng ruộng, có thể giảm một phần của 30% lượng đạm còn lại nhưng phải thúc đủ số kali định bón, duy trì độ ẩm đất và tưới rãnh, vun gốc theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.

Ngày 13-3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy ý kiến các địa phương về mức hỗ trợ hộ nông dân chăn nuôi. Chính sách đó gồm hỗ trợ về giống, thuốc thú y, môi trường chuồng trại, đào tạo tập huấn cho nông dân.