Bệnh sương mai hại khoai tây sớm

Trên lá, vết bệnh xuất hiện từ rìa mép rồi lan rộng vào trong kèm theo viền vàng, lá kép phía gốc bị trước.
Gặp điều kiện thuận lợi và không được phun trừ kịp thời, bệnh tiếp tục phát sinh phá hại các bộ phận còn lại của cây.
Bệnh sương mai phát sinh trên khoai tây ở Hải Dương.
Bệnh do nấm Phytophthora thuộc bộ nấm sương mai, lớp nấm tảo khuẩn sẵn có trên đồng ruộng và củ giống gây ra.
Phát sinh trên diện tích khoai tây có mầm và vỏ tím lịm nhưng ruột vàng, trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10.
Biện pháp khắc phục: Cần thường xuyên thăm đồng, điều tra và nhận diện được bệnh hại.
Nếu ruộng có 1% khóm chớm bị trở lên, dùng kéo sắc nhẹ nhàng cắt bỏ bộ phận bị đó và đem đốt tiêu hủy nơi xa.
Đồng thời, phun trừ luân phiên 1 lần theo chu kỳ 2 ngày/lần bằng 2 loại thuốc Daconil 75WG và Dupont Kocide 53,8 DF với chất bám dính HPC.
Cụ thể, 2 gói Daconil 75WG loại 15gr hoặc 30 - 35gr Dupont Kocide 53,8 DF với gói HPC loại 20ml, đem hòa tan trong bình 16 – 18 lít rồi phun đẫm đều cho 7 – 10 thước, phun vào chiều mát không mưa.
Tùy theo tình trạng tốt xấu của từng ruộng, có thể giảm một phần của 30% lượng đạm còn lại nhưng phải thúc đủ số kali định bón, duy trì độ ẩm đất và tưới rãnh, vun gốc theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh và toàn diện, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) và giá trị sản xuất hằng năm đều tăng trưởng.

Các hộ nuôi cá lóc trên địa bàn xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đang lo lắng trước tình trạng cá bệnh trắng mình và xuất huyết. Cụ thể, đuôi cá xuất hiện vết trắng rồi lan dần về phía đầu làm cho cá mất nhớt, bong da… dẫn đến chết hàng loạt.

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông.

Theo tính toán của Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trên địa bàn huyện đạt gấp 2 - 3 lần so với nuôi các loại cá trê, trắm, chép, trôi… Hiện, mô hình được bắt đầu nhân rộng, mở ra một hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn.
Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) triển khai mô hình nuôi ếch Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, xã Đốc Binh Kiều thực hiện hiệu quả nhất, người dân nuôi ếch trên phần đất trũng bỏ hoang, tận dụng các đìa sen để cải tạo lại thành ao thả ếch...