Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Nguyên nhân chính là do thời gian qua khi rệp sáp bột hồng bùng phát mạnh, ngành Nông nghiệp đã kịp thời phát hiện, phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp khống chế, đặc biệt là chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng.
Ngoài ra, hiện nay thời tiết đã bớt nắng nóng và có mưa nên diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có xu hướng giảm về mật độ và tỉ lệ hại; các ruộng sắn bị RSBH vẫn còn vết bị hại nhưng cây đã ra đọt non.
Để khống chế hiệu quả rệp sáp bột hồng, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nên tiếp tục theo dõi, khi phát hiện cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng cần nhanh chóng thu gom, tiêu hủy triệt để các diện tích sắn bị nhiễm bệnh theo hướng dẫn của ngành và báo cáo cơ quan chức năng gần nhất.
Trước đó, từ tháng 4/2015, bệnh rệp sáp bột hồng đã phát sinh, lây nhiễm trên 389ha sắn tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu Thủy sản 1) cho biết, đơn vị đã làm chủ được công nghệ ương nuôi giống cá trắng châu Âu (Coregonus lavaretus), một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông Kỳ Sơn được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng mô hình “Ương nuôi cá giống cấp 2" với quy mô 0,5 ha. 5 hộ dân tại bản Thà Lạng, xã Bảo Thắng tham gia thực hiện mô hình.

Đó là nhận định của hầu hết ngư dân và những cán bộ theo dõi hoạt động đánh bắt hải sản biển ở Đà Nẵng. Theo đó, thị trường Tết Nguyên đán năm nay, hải sản không dồi dào như mấy năm trước, nếu như không muốn nói là khá khan hiếm các loại tươi ngon.

Sau ngày chính quyền địa phương hợp nhất 16 hợp tác xã (HTX) ở làng nghêu Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thành một, những người điều hành hoạt động khai thác nơi bãi bồi ven biển ấy có cách làm hoàn toàn mới mẻ, từ đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bãi cạn này không còn bị xáo trộn.

Ở huyện Trần Đề diện tích thiệt hại chiếm 11,3%, một số vùng nuôi ở thị xã Vĩnh Châu như xã Hòa Đông tôm nuôi bị thiệt hại trên 30%. Theo nhận định của ngành chuyên môn và bà con nuôi tôm, nguyên nhân thiệt hại là do nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa đã ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn mẫn cảm với thời tiết.