Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Nguyên nhân chính là do thời gian qua khi rệp sáp bột hồng bùng phát mạnh, ngành Nông nghiệp đã kịp thời phát hiện, phối hợp cùng các địa phương triển khai nhiều biện pháp khống chế, đặc biệt là chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng.
Ngoài ra, hiện nay thời tiết đã bớt nắng nóng và có mưa nên diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng có xu hướng giảm về mật độ và tỉ lệ hại; các ruộng sắn bị RSBH vẫn còn vết bị hại nhưng cây đã ra đọt non.
Để khống chế hiệu quả rệp sáp bột hồng, Chi cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo bà con nên tiếp tục theo dõi, khi phát hiện cây sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng cần nhanh chóng thu gom, tiêu hủy triệt để các diện tích sắn bị nhiễm bệnh theo hướng dẫn của ngành và báo cáo cơ quan chức năng gần nhất.
Trước đó, từ tháng 4/2015, bệnh rệp sáp bột hồng đã phát sinh, lây nhiễm trên 389ha sắn tập trung ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An…
Có thể bạn quan tâm

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.

Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.

Trạm Thú y thành phố còn cấp phát thuốc Benkocid cho lực lượng thú y cơ sở tiến hành phun thuốc tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, khu vực giết mổ... Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.

Những năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có hỗ trợ về nhu cầu máy nông nghiệp. Tuy nhiên, tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, sản phẩm trên thị trường máy nông nghiệp vẫn chủ yếu là hàng Trung Quốc, một phần máy của Nhật Bản, Hàn Quốc, sản phẩm “made in Vietnam” chỉ chiếm 15-20% thị phần.