Bệnh Khảm Hại Ớt

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do virus gây ra; côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là vector truyền bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
- Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
- Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND
Có thể bạn quan tâm

Đây là giống có khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng, nhiều vụ trong năm.

Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu.

Ông Hải chia sẻ kinh nghiệm, trước khi gieo hạt ớt giống vào bầu ươm, cần phun thuốc ngừa kiến và các loại côn trùng phá hại khác để giúp cho ớt nảy mầm tốt.

Ớt có rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển thành rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính. khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ

Kỹ thuật trồng cây ớt bi nhiều màu tại nhà không đòi hỏi người trồng phải chăm sóc nhiều nhưng lại cho quả sai trĩu cành.