Bệnh Héo Cây Con

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao.
Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi.
Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phần trên mới bị héo đi.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Rhizoctonia solani gây ra
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Sử dụng phân chuồng hoai mục làm bầu cây con.
- Trộn thuốc vào đất làm bầu để khử mầm bệnh.
- Phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 75 WP, Appencarb super 50 FL, Bonanza 100 DD,... nồng độ 0,2 - 0,5%.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã thực hiện đề tài xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh xoăn lá cà chua do Ths. Nguyễn Văn Sơn làm chủ nhiệm đề tài.

Cây cà chua thường phát triển thân lá nhiều, vì vậy lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao. Với năng suất 50 tấn quả/ha cà chua lấy đi từ đất150kg N, 40kg P2O5, 300 kg K2O, cùng một lượng đáng kể canxi và magiê.

Anh quyết định thử bảo quản cà chua trong tro và nhận thấy rằng nó hiệu quả hơn hẳn so với những cách mà anh từng thử qua

Cà chua được thu hoạch vào giai đoạn chín sẽ phụ thuộc vào giống, yêu cầu thị trường. Đa số, cà chua được thu hoạch khi bên trong có một vài sắc tố đỏ

Cà chua là loại quả không thể gọt bỏ vỏ như một số rau ăn quả khác. Nên khi phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua phải rất ít hoặc không cần sử dụng hóa chất