Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Bệnh Đen Mang Trên Tôm Càng Xanh Mùa Nước Kiệt

Bệnh Đen Mang Trên Tôm Càng Xanh Mùa Nước Kiệt
Ngày đăng: 06/07/2013

Bệnh đen mang (có thể thấy màu vàng) thường có nguyên nhân từ đáy ao nuôi không sạch, có chất hữu cơ nhiều. Kiểm  tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước.

Ammonia sẽ làm ảnh hưởng tới mang tôm làm mang có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên).

Cách xử lý: Thay nước ao (nên có ao xử lý nước trước khi sử dụng nước). Dùng Granulite (Zeolite dạng hạt) để hấp thụ các khí độc đáy ao mỗi 5 -7 ngày một lần. Có thể dùng thêm kháng sinh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật pha trộn với thức ăn cho tôm để phòng trị bệnh từ vi khuẩn (nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch bốn tuần.  Dùng vi sinh vật (BS-I ) để giúp phân hủy chất hữu cơ .

Cách phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, đừng để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Dùng loại thức ăn chất lượng cao. Nên có ao lắng nước để xử lý nước và thay nước khi thấy cần thiết (kiểm tra thấy Ammonia nhiều  hơn 0,1 ppm). Nếu không thể thay nước được nên dùng vi sinh vật nói trên để giúp phân hủy chất hữu cơ đáy ao và kết hợp với dùng Zeolite (loại có thể hấp thụ Ammonia được như: Asahi Zeolite /Sitto Zeolite/ Granulite) để quản lý chất khí độc trong và đáy ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đục Cơ Trên Tôm Càng Xanh Bệnh Đục Cơ Trên Tôm Càng Xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.

25/02/2014
Phương Pháp Chữa Bệnh Trắng Thân, Đục Thân Của Tôm Càng Xanh Phương Pháp Chữa Bệnh Trắng Thân, Đục Thân Của Tôm Càng Xanh

Nhằm giúp bà con nuôi tôm theo dõi sát diễn biến môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ của tôm, để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đem lai năng suất cao, từ đầu tháng 5 năm 2009 đến nay, Công ty Diên Khánh đã tổ chức 3 đoàn cán bộ, kỹ sư đến từng khu vực tiến hành kiểm tra tôm định kỳ cho bà con.

25/02/2014
Hạn Chế Tôm Càng Xanh Ăn Thịt Lẫn Nhau Hạn Chế Tôm Càng Xanh Ăn Thịt Lẫn Nhau

Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).

08/03/2014
Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.

08/03/2014
Nuôi Tôm Càng Xanh Bằng Nước Ngầm Nuôi Tôm Càng Xanh Bằng Nước Ngầm

Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.

27/04/2014