Bệnh Đạo Ôn, Vi Khuẩn Nỗi Lo Của Nông Dân

Do ảnh hưởng của thời tiết, bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn xuất hiện khá nhiều trong vụ lúa đông xuân 2014-2015. Bà con cần chú ý vì đây là những dịch hại có khả năng làm hư tổn bộ lá lúa, thân lúa, ảnh hưỏng tới năng suất.
Hiện nay thời tiết đang vào mùa lạnhvào buổi tối và sáng sớm nhiều sương, nắng nóng vào ban ngày, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn đi kèm với vi khuẩn gây bệnh thối thân, thối gốc xuất hiện, càng làm cho việc phòng trị bệnh trên lúa của nông dân trở nên khó khăn hơn.
Chi phí sản xuất tăng thêm. Vấn đề đặt ra là làm tìm giải pháp phòng trị bệnh sao cho đạt hiệu quả, giảm công phun xịt và chi phí sản xuất.
Để cây lúa trổ khỏe thì việc giữ cho bộ lá lúa khỏi bị tấn công bởi dịch hại là rất quan trọng. Nhất là đối với bệnh đạo ôn, bệnh do vi khuẩn là những dịch hại bà con cần chú ý trong quá trình canh tác. Vì bệnh bộc phát sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến lúa trong quá trình sinh trưởng.
Thực tế nhiều đồng ruộng, do phát hiện và việc phòng trị bệnh không kịp thời đã bị thiệt hại nghiệm trọng, lúa phục hồi chậm, ảnh hưởng lớn năng suất.Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là giải pháp được phần lớn nông dân lựa chọn. Tuy nhiên việc sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao là điều bà con phải chú ý; Thực tế nhiều bà con có kinh nghiệm quản lý đã chủ động áp dụng các giải pháp phòng ngừa, nên ruộng lúa ít bị đạo ôn và bệnh do vi khuẩn tấn công.
Sắp tới lúa đông xuân sẽ bước vào giai đoạn đòng- trổ, đây là giai đoạn quyết định số hạt chắc trên bông, đồng thời cũng là giai đoạn gia tăng chất lượng hạt gạo. Giai đoạn này bông lúa rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường và dễ bị các dịch hại quan trọng tấn công như: đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn, vàng lá, cháy bìa lá vi khuẩn và thối hạt gây lép vàng do vi khuẩn.
Do đó bà con cần chủ động thăm đồng thường xuyên để việc phòng trị bệnh kịp thời, không để bộ lá đòng bị dịch hại tấn công. Bộ lá đòng xanh khỏe sẽ giúp lúa trổ nhanh thoát, bông lúa ít bị lem lép là nền tảng tạo nên vụ lúa thắng lợi. Trong trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vất, bà con cần chọn những sản phẩm rõ nguồn gốc chất lượng và đặc biệt là khi sử dụng thuốc phải thực hiện tốt nguyên tắc 4 đúng.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2968&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

Khi kênh Trà Sư mùa cạn nước, người dân trong xóm lại thấy anh Mạnh tay cầm chiếc can nhựa chạy xe gắn máy rảo khắp kênh, rạch để bắt lịch. Lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghề này đã gắn chặt với anh Mạnh từ nhỏ. Anh kể, ngày trước, cá và tôm ở kênh Tha La, Trà Sư nhiều vô kể.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 1/2015 đạt 48.096 tấn, bằng 7,43% kế hoạch, giảm 0,7% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác 38.224 tấn, đạt 8,27% kế hoạch và tăng 1,59% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 9.872 tấn, đạt 5,33% kế hoạch, giảm 8,6% so cùng kỳ.