Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Có Nguy Cơ Tái Nhiễm Ở Vườn Phòng Trị Không Theo Quy Trình

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện CưM’gar - Đắk Lắk đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công nhiều loại động vật hoang dã như: cá sấu, nhím, lợn rừng, gà sao, chồn hương và đã đem lại hiệu quả cao.

Những năm qua, việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn quan tâm thực hiện.

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.