Bệnh Chổi Rồng Gây Hại Trên 181ha Sắn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, bệnh chổi rồng đang bùng phát gây hại cho 181ha sắn ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân (Phú Yên).
Chi cục Bảo vệ thực vật nhận định, bệnh chổi rồng có khả năng phát sinh trên diện tích sắn trồng mới do nông dân sử dụng giống nhiễm bệnh và không nhổ bỏ các cây sắn đã có biểu hiện bệnh. Để phòng trừ, nông dân cần tiêu hủy thân cây và tàn dư còn tươi của cây sắn ở các vùng trồng đã bị bệnh.
Theo Sở NN-PTNT, niên vụ sắn 2014-2015, toàn tỉnh đã trồng mới 10.570ha, giảm 20% diện tích so với cùng kỳ. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đưa vào trồng các giống mới như KM149, KM98-5, KM140… Tuy nhiên, nông dân vẫn trồng giống sắn cũ nên đã bùng phát bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Thế Hoàng (ngụ khóm Bình Khánh 3, phường Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang) trồng đậu phộng trên cát thu lãi 10 triệu đồng/công.

Trong 2 vụ sản xuất vừa qua, nhiều hộ dân trồng lúa ở khu vực ấp 3, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) rất bức xúc vì tình trạng lúa chết mà nguyên nhân nghi do Hợp tác xã (HTX) lấy nước thải từ hầm nuôi cá lóc bơm tưới cho người dân. Đặc biệt, trong vụ hè thu này, trên 80 hộ dân ở khu vực ấp 3 tiếp tục bức xúc vì trên 40ha lúa khoảng 15 ngày tuổi đang chết dần.

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.