Bệnh Chổi Rồng Gây Hại Trên 181ha Sắn

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, bệnh chổi rồng đang bùng phát gây hại cho 181ha sắn ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân (Phú Yên).
Chi cục Bảo vệ thực vật nhận định, bệnh chổi rồng có khả năng phát sinh trên diện tích sắn trồng mới do nông dân sử dụng giống nhiễm bệnh và không nhổ bỏ các cây sắn đã có biểu hiện bệnh. Để phòng trừ, nông dân cần tiêu hủy thân cây và tàn dư còn tươi của cây sắn ở các vùng trồng đã bị bệnh.
Theo Sở NN-PTNT, niên vụ sắn 2014-2015, toàn tỉnh đã trồng mới 10.570ha, giảm 20% diện tích so với cùng kỳ. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đưa vào trồng các giống mới như KM149, KM98-5, KM140… Tuy nhiên, nông dân vẫn trồng giống sắn cũ nên đã bùng phát bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.

Là thành phố cảng biển, du lịch - một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thị trường tiêu thụ ở Hải Phòng rộng mở cho nhiều nông sản. Đây là hướng mở cho nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành phố về đất Cảng, trong đó có gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).

Hồi 13 giờ ngày 30/10, vị trí tâm bão (tên quốc tế là Krosa) ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 128,4 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 670km về phía Đông.

Trong khi nhiều loại nông sản trong khu vực Tây Nguyên liên tục giảm giá thì với mỗi héc-ta mía, người dân ở Kon Tum vẫn thu lãi từ 35 đến 55 triệu đồng. Đáng nói hơn là lợi nhuận mà người dân có được từ cây mía tại địa phương này đã ổn định nhiều năm nay.

Thu hoạch đợt 1 lỗ 42% giá trị đầu tư, đợt 2 ước sẽ nghiêm trọng hơn là tình hình đang xảy ra ở Hợp tác xã (HTX) nghêu Thạnh Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Ban quản trị, cổ đông lỗ lã ngay vụ nghêu đầu tiên ứng dụng mô hình làm ăn theo kiểu góp vốn.