Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre Quản Lý Và Khai Thác Nghêu Hiệu Quả

Bến Tre Quản Lý Và Khai Thác Nghêu Hiệu Quả
Ngày đăng: 22/05/2014

Bến Tre có diện tích đất bãi bồi ven biển Đông thuộc 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao là con nghêu.

Nơi đây đã hình thành các Hợp tác xã (HTX) thủy sản gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú), Tân Thủy, An Thủy, Bảo Thuận (Ba Tri), Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại). Các HTX đã và đang quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên con nghêu, tạo doanh thu, ăn chia lợi nhuận và giải quyết việc làm cho xã viên.

Theo ông Trần Văn Kiển, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Đồng Tâm, từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã khai thác trên 170.442 kg nghêu giống bán cho thương lái, doanh thu 4,691 tỉ đồng. HTX tiến hành ăn chia lần thứ nhất cho xã viên, với số tiền 200.000 đồng/nhân khẩu.

Bên cạnh đó, HTX còn thuê 8.182 lượt lao động là xã viên tham gia khai thác nghêu và nhận được tiền công lao động gần 1,5 tỉ đồng. Hiện HTX đã thống nhất ngưng khai thác nghêu giống và tiến hành can nghêu ra vùng nước sâu, không để nghêu nằm trên cạn phơi nắng. Đến tháng 7-2014, nghêu đạt kích cỡ khai thác bán nghêu thịt. Ông Kiển chia sẻ: Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhiệt độ thường xuyên thay đổi.

Con nghêu nằm trên cạn phơi nắng không những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển mà còn đe dọa sự sống. Trong điều kiện hiện nay, con nghêu thiên nhiên trên bãi phải thường xuyên được quan tâm và cần có sự can thiệp kịp thời, có như thế mới hạn chế tình trạng nghêu chết.

Ông Hồ Văn Giàu, Trưởng Ban quản trị HTX Thủy sản Tân Thủy, cho biết: Năm 2013, nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu của HTX, với trữ lượng lớn. HTX đã tổ chức thuê lao động can đều ra với mật độ hợp lý. Trong năm 2013, HTX đã tổ chức khai thác được 730.316,8kg nghêu thịt, thành tiền hơn 19 tỉ đồng.

HTX đã tổ chức ăn chia 3 đợt cho 2.710 hộ xã viên, bình quân mỗi hộ nhận được gần 3 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 19.000 lượt lao động trong toàn xã với tổng số tiền gần 3 tỉ đồng. Sang năm 2014 vẫn tiếp tục khai thác nghêu thịt. Số nghêu giống mới xuất hiện được can ra để gìn giữ khi đạt kích cỡ khai thác bán.

Bất ngờ là đầu năm 2014, nghêu thịt khai thác bán cho thương lái giá chỉ 22.200 đồng/kg, trong lần đấu giá tiếp theo, HTX đưa giá sàn chỉ 27.000 đồng/kg và khi chốt giá, thương lái đồng ý mua với giá 42.600 đồng/kg, giá này được duy trì cho đến nay. Theo ông Giàu đây là giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Tính đến thời điểm này, HTX Thủy sản Tân Thủy đã khai thác được hơn 261.584 kg nghêu thịt, doanh thu hơn 8,233 tỉ đồng. HTX đã chia lần thứ nhất cho xã viên với số tiền 1 triệu đồng/hộ, giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lượt lao động với số tiền hơn 1,897 tỉ đồng.

HTX đã hỗ trợ 195 triệu đồng để thực hiện công trình thắp đèn chiếu sáng trục lộ giao thông 5/6 ấp của xã Tân Thủy theo tiêu chí xã nông thôn mới; hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng 1 căn nhà đại đoàn kết và 1 căn nhà tình thương tại địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Buội, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre, diện tích nuôi nghêu của tỉnh hiện nay là 7.164ha, diện tích có nghêu thiên nhiên sinh sản là 3.043ha. Tổng sản lượng đạt khoảng 4.489 tấn (nghêu thịt 3.848 tấn, nghêu giống 641 tấn), doanh thu khoảng 111 tỉ đồng/năm.

Các HTX thủy sản Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình, Tân Thủy, An Thủy, Bảo Thuận, Rạng Đông, Đồng Tâm có 18.889 hộ xã viên, vốn điều lệ HTX khoảng 11 tỉ đồng. Các HTX này đã góp phần giải quyết số lượng lớn lao động cho địa phương, trong đó có 5.520 lao động có việc làm thường xuyên.

Năm 2014, tình trạng nghêu chết vẫn xảy ra cục bộ ở một vài HTX vào tháng 3, 4. Thông qua Đề tài khoa học "Nghiên cứu, xác định nguyên nhân gây nghêu chết và đề xuất các giải pháp khắc phục" vừa được Hội đồng khoa học chuyên ngành tỉnh Bến Tre nghiệm thu đã xác định nghêu chết do sự kích thích sinh sản trong điều kiện nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột, mật độ nuôi dày, thức ăn và trao đổi nước kém.

Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật để hạn chế tình trạng nghêu chết như: khuyến cáo người nuôi theo dõi định kỳ các yếu tố môi trường, thời tiết, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường nuôi.

Duy trì mật độ nuôi thích hợp, thường xuyên kiểm tra mật độ nuôi, thu hoạch và can thưa. Về giải pháp chính sách, xây dựng chính sách bắt buộc đối với người nuôi, tuân thủ quy trình quản lý tình trạng sức khỏe nghêu và mật độ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím

Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.

04/05/2015
Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Bộ Nông nghiệp Úc mới đây đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam.

04/05/2015
Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

04/05/2015
Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang

Theo Quyết định số 1926/QĐ-UBND, ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất khoai lang đảm bảo an toàn thực phẩm tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì 3 huyện là Đắk Song, Tuy Đức và Đắk Glong là các địa phương được chọn trong vùng quy hoạch vùng sản xuất.

04/05/2015
Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh gieo trồng được 9.050 ha cây trồng các loại. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, khi nắng hạn kéo dài, khiến vụ đông xuân đứng trước nguy cơ sụt giảm năng suất. Ðể ứng phó tình hình, các cấp, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp để đảm bảo kết quả sản xuất vụ đông xuân.

04/05/2015