Bể Biogas Composite

Chỉ cần vài tiếng đồng hồ lắp đặt, bà con nông dân đã có thể đưa vào sử dụng ngay một bể biogas bằng chất liệu composite siêu bền.
ĐỘT PHÁ BỂ BIOGAS
Trước đây, các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại chủ yếu xây dựng hầm biogas bằng chất liệu gạch và xi măng. Nhưng bể biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn. Thời gian thi công lâu, mặt bằng thi công rộng, chất lượng của bể phụ thuộc vào tay nghề thợ xây, không tự động phá váng, phải thau dọn sau thời gian sử dụng.
Ngược lại, các chủ hộ chăn nuôi sẽ đặc biệt yên tâm khi lựa chọn bể biogas bằng vật liệu nhựa composite, với những tính năng ưu việt vượt trội sẽ tạo ra bước đột phá mới về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Lân Hùng (Hội Các ngành sinh học VN), bể biogas composite có tính ưu việt vượt trội hơn hẳn bể xây như, cấu trúc bể là loại nhựa polyester kết hợp với sợi thủy tinh nên có tính chất độ cong, uốn dẻo dai, không bị axit ăn mòn, chịu lực và chống thấm tốt nên tuổi thọ lên đến 50 năm.
Bể có cấu trúc hình cầu nên rất kín, toàn bộ hệ thống được phân thành các mô đun có khả năng tháo rời, thuận lợi cho vận chuyển, dễ dàng cho việc thay thế sửa chữa. Bể biogas composite rất dễ thi công lắp đặt trong mọi điều kiện và có thể di chuyển sang các vị trí khác sau một thời gian sử dụng, thời gian lắp đặt nhanh, chỉ từ 2 - 4 giờ, trong vòng 7 - 15 ngày là có gas sử dụng, hiệu suất sinh khí cao, tự điều áp khí gas, gas thừa bể tự động xả khí mà không cần van an toàn.
Nhưng tính năng ưu việt nhất của bể biogas composite là khả năng tự phá váng, đây là điều đặc biệt mà hầm biogas thường không có được. Không chỉ vậy, tất cả rác rưởi, chất thải trong chăn nuôi cho xuống hầm biogas đều phân hủy được, nguồn nước thải từ bể biogas cũng tạo ra 1 nguồn phân bón hữu cơ sinh học chất lượng cao giảm bớt việc sử dụng phân hóa học, cải thiện đất trồng trọt từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, giúp cho việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản tốt hơn hệ thống VAC hộ gia đình và trang trại truyền thống.
ĐẮT HÓA RẺ
Anh Hà Viết Vĩ, xã Tốt Động (Chương Mỹ - Hà Nội), một hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống bể biogas composite chia sẻ: Trước đây chưa có bể biogas gia đình anh phải dùng xe chở phân ra tận đồng đổ rất vất vả lại gây ô nhiễm môi trường. Nay lắp đặt bể biogas composite không những môi trường sống sạch sẽ hơn mà mỗi tháng gia đình anh Vĩ còn tiết kiệm được 300.000 đồng tiền gas sinh hoạt.
Còn ông Nguyễn Quốc Khang ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội mới bỏ ra 11 triệu đồng xây dựng bể biogas composite vì đất đai quá chật chội không tiện cho xây bể bằng gạch và xi măng. “Số tiền 11 triệu đồng với người nông dân không phải là nhỏ, nhưng lắp bể biogas composite giúp cải thiện được nguồn nước, tiết kiệm được tiền mua gas lại giữ vệ sinh cho gia đình làng xóm nên tôi cũng bấm bụng lắp một chiếc, giờ thì thấy đồng tiền bỏ ra thực sự đem lại giá trị”, ông Khang tâm sự.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đàm Trọng Hân - Giám đốc Cty TNHH Quang Huy, một trong những đơn vị tiên phong trong việc SX bể biogas composite nhấn mạnh, do làm bằng vật liệu sợi thủy tinh nên bể biogas composite đắt hơn bể bình thường chút ít. Nhưng ưu điểm của bể biogas composite là tuổi thọ tới 50 năm, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt cũng như sửa chữa, rất phù hợp ở vùng trũng cạnh ao, hồ như khu vực ĐBSCL nên tính ra lại rẻ hơn bể xây rất nhiều.
Cũng theo ông Hân, bể biogas composite có cấu trúc vòm hoạt động theo nguyên lý bình thông nhau, khi nước lên váng cong theo sẽ tự phá phá váng và đẩy bã ra khỏi bể nên không mất tiền của và công sức thau dọn. Ông Hân cho biết thêm, ưu điểm của bể biogas composite sau khi đã phân hủy hết toàn bộ bã được bể tự động đẩy ra ngoài, bã sau đó được ủ yếm khí tạo ra phân sạch không có vi khuẩn gây bệnh.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng lưu ý, khi sử dụng bể biogas bà con tuyệt đối không cho vôi, xà phòng, thuốc sát trùng, chất tẩy rửa xuống bể vì những chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn đang phân hủy phân trong bể dẫn đến lượng khi gas trong bể sẽ giảm đi. |
Mặt khác, bản thân cấu trúc của bể biogas composite nếu có gas thừa cũng sẽ tự thải ra ngoài. Hiện nay, trên thị trường có các loại bể biogas composite 4m3 dùng cho hộ chăn nuôi từ 1 - 10 con lợn, bể 7m3 dùng cho chuồng từ 5 - 30 con lợn và bể 9m3 dùng cho chuồng nuôi đến 30 - 60 con lợn. Bà con dựa vào số lợn nuôi để chọn loại bể có kích cỡ phù hợp với điều kiện.
Từng thẩm định nhiều công trình KHKT về bể biogas trong chăn nuôi, ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, qua theo dõi, đánh giá của Hội đồng KHCN của Bộ NN-PTNT cho thấy, bể biogas vật liệu composite có những ưu điểm mà các loại công nghệ trước đây không có như: Kín khí và độ bền rất cao, khả năng sinh gas, hiệu suất sinh khí tốt. Bể dễ vận chuyển, lắp đặt ở nhiều địa hình nên bà con nông dân có thể di chuyển bể biogas khi cần thay đổi chuồng trại chăn nuôi nên rất phù hợp với hộ chăn nuôi vừa và nhỏ tại khu vực miền núi, nông thôn Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.