Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện Bàu Bàng hiện có 17.212 ha cây lâu năm, trong đó diện tích cao su chiếm 16.740 ha. Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và phòng trừ sâu bệnh trên cây cao su; tập huấn chăm sóc cây ăn quả an toàn theo hướng VietGap và kịp thời thông tin tình hình sâu bệnh trên cây trồng đến nông dân.
Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, lãnh đạo huyện Bàu Bàng đã chỉ đạo các xã quan tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để hoàn thành các tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.