Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện Bàu Bàng hiện có 17.212 ha cây lâu năm, trong đó diện tích cao su chiếm 16.740 ha. Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và phòng trừ sâu bệnh trên cây cao su; tập huấn chăm sóc cây ăn quả an toàn theo hướng VietGap và kịp thời thông tin tình hình sâu bệnh trên cây trồng đến nông dân.
Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, lãnh đạo huyện Bàu Bàng đã chỉ đạo các xã quan tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để hoàn thành các tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 14/7, tại Trại ứng dụng, thực nghiệm cây trồng An Phong (ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức buổi hội thảo đánh giá 23 giống lúa đang được trồng phổ biến và giống lúa có triển vọng vụ hè thu năm 2015.

Ngày 14/7, thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, chính quyền phía Đài Loan, nơi tiêu thụ tới 95% sản lượng chè Oloong của Lâm Đồng vừa có thông báo 100% mẫu loại chè Oloong xuất vào Đài Loan đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.