Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Lúc 20 giờ ngày 1.3.2014 tại thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi); Đội kiểm soát lưu động đồn Biên phòng Bình Hải đã phát hiện bắt giữ đối tượng Bùi Hát (1974), trú tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, thuyền trưởng tàu cá QNg 95337TS đang vận chuyển 625kg vỏ trai tai tượng lên bờ tiêu thụ.
Theo lời khai của Bùi Hát, tàu ông xuất bến ngày 12.1.2014 đi hành nghề lặn trên vùng biển Trường Sa. Ông và thuyền viên đã phát hiện và khai thác số trai tai tượng nói trên. Tối ngày 1.2.2014 ông và thuyền viên đưa lên bờ thì bị lực lượng biên phòng bắt giữ. Hiện nay đồn biên phòng Bình Hải đang tạm giữ tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã Lang Môn (Nguyên Bình) đã dần đổi thay từ trồng cây thuốc lá. Sau vài năm trồng thử nghiệm, cây thuốc lá dần khẳng định được vị thế giúp bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Trồng cây sưa đem lại lợi ích kinh tế cao, trồng 7 năm lõi gỗ có thể đạt 5 - 7 cm, giá bán 3 - 5 triệu đồng/cây. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Quảng và Công ty TNHH Diễn Xuân đang tích cực vận động bà con trồng cây sưa với diện tích ban đầu 7 ha, người tham gia trồng sẽ cung cấp cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Dự kiến nhân rộng ra toàn tỉnh trên những địa bàn phù hợp và nhu cầu của nông dân.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.