Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Lúc 20 giờ ngày 1.3.2014 tại thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi); Đội kiểm soát lưu động đồn Biên phòng Bình Hải đã phát hiện bắt giữ đối tượng Bùi Hát (1974), trú tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, thuyền trưởng tàu cá QNg 95337TS đang vận chuyển 625kg vỏ trai tai tượng lên bờ tiêu thụ.
Theo lời khai của Bùi Hát, tàu ông xuất bến ngày 12.1.2014 đi hành nghề lặn trên vùng biển Trường Sa. Ông và thuyền viên đã phát hiện và khai thác số trai tai tượng nói trên. Tối ngày 1.2.2014 ông và thuyền viên đưa lên bờ thì bị lực lượng biên phòng bắt giữ. Hiện nay đồn biên phòng Bình Hải đang tạm giữ tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phía Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình "Cánh đồng mẫu lớn.”

Hưng Xá (Hưng Nguyên - Nghệ An) có trên 330 ha đất tự nhiên, trong đó 170 ha đất sản xuất nông nghiệp, trên 70 ha màu. Trước đây, trên vùng màu, đa số bà con trồng ngô, lạc hoặc cây đậu tương song hiệu quả không cao. Cộng vào đó là điều kiện thời tiết bất thường nên nhiều năm bà con không có thu hoạch.

Với những lợi thế như thời gian sinh trưởng ngắn, tận dụng dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không mất nhiều thời gian chăn thả và thị trường tiêu thụ rộng lớn... nuôi dê đang là một hướng đi mới giúp bà con nông dân ở thôn Phước Sơn, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng vươn lên thoát nghèo.

“Chăm sóc cây mai vàng xem ra không khó, nhưng để có một cây mai đẹp, vừa ý khách hàng, trổ hoa đúng vào dịp Tết là đều không đơn giản đối với người làm mai”. Đó là lời tâm sự của ông Nguyễn Văn Định ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) người có hơn 20 năm gắn bó với cây mai vàng.

Năm 1997, Nông trường Lam Sơn (nay là Cty TNHH MTV Lam Sơn, gọi tắt là Cty Lam Sơn) đầu tư trồng hàng trăm ha cao su tại huyện miền núi Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa). Nay cây cao su đã 15 năm tuổi song lượng mủ chỉ lèo tèo thu vài ba cân/ha/ngày khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa Cty với hộ dân.