Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bát Nháo Thị Trường Phân Bón

Bát Nháo Thị Trường Phân Bón
Ngày đăng: 11/06/2012

Nông dân đang bị "nhiễu" bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.

Sản xuất NPK... bột vôi

So với những "đợt cao điểm" trước, các đối tượng phân bón thường làm giả phân bón bằng những nguyên liệu kém chất lượng, rồi tự bán ra thị trường, thì hiện một loại hình tội phạm mới đã xuất hiện. Đó là, cả đối tượng, làm giả, nhái phân bón của các nhãn hiệu nổi tiếng.

Bà Nguyễn Thị Hoà, ở xã Tân Hưng, Lục Nam (Bắc Giang) cho biết: "Bình thường tôi vẫn hay sử dụng loại phân bón NPK-S 5-10-3-8 loại 25kg/bao của Lâm Thao. Nhưng thời gian vừa qua đi mua phân bón mới thấy ngày càng có nhiều sản phẩm trên thị trường cứ na ná như nhau, chẳng biết đâu mà lần. Ví như, có sản phẩm cũng ghi phân bón lót nhưng 5-10-3, nhưng nhìn kỹ lại không giống NPK của Lâm Thao có số 8. Thậm chí, có sản phẩm vỏ bao giống hệt như của NPK Lâm Thao nhưng trong ruột lại khác".

Mới đây Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Chi cục QLTT phát hiện cửa hàng kinh doanh phân bón của bà Nguyễn Thị Chung, phố Cốc, xã Dĩnh Trì (TP. Bắc Giang) có dấu hiệu làm giả phân bón NPK-S của Công ty CP Super phốt phát và hoá chất Lâm Thao.

Cơ quan chức năng đã niêm phong, tạm giữ 1 tấn NPK đóng bao loại 25 kg/bao; 450kg nguyên liệu và một số vật dụng như: Máy khâu, chỉ khâu và vỏ bao ký hiệu NPK-S tỷ lệ 5-10-3-8. Qua phân tích chất lượng phân bón thu được cho thấy, phân bón NPK-S của gia đình bà Chung là giả; mẫu kiểm tra không đạt chất lượng cho phép và công bố trên bao bì sản phẩm.

Đầu tháng 5 vừa qua, Công an TP. Hà Nội phát hiện và bắt quả tang vụ sản xuất phân bón NPK giả tại xưởng sản xuất của Công ty CP Đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Pháp (Thanh Trì, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, số phân bón tổng hợp NPK thành phẩm giả bị phát hiện khoảng 60 tấn. Số lượng phân giả NPK bán ra thị trường cũng lên đến hàng trăm tấn, chủ yếu bán cho các địa phương lân cận. Qua phân tích các mẫu phân bón giả nêu trên có các thành phần cơ bản chính không đạt yêu cầu như trên vỏ nhãn bao bì mà thành phần chủ yếu là bột đá vôi.

Thủ đoạn tinh vi

Ông Nguyễn Văn Khang - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cho biết: "Kiểu làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp như hiện nay khi đưa ra phân bón nhái, phân bón giả ra thị trường là làm hại người nông dân và ảnh hưởng cả uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính”.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hành vi làm giả phân bón ngày càng tinh vi. Nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng khó phát hiện đâu là sản phẩm giả mà phải sau một thời gian bón cho cây trồng, thấy kém hiệu quả mới khẳng định được.

Ông Nguyễn Đình Hạc Thuý- Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết: "Tình trạng phân bón giả, phân bón nhái, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Để hạn chế mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng tôi đã khuyến cáo, nông dân nên lựa chọn phân bón của các công ty có thương hiệu, uy tín hay tại các đại lý lớn có địa chỉ cụ thể và lưu giữ đầy đủ chứng từ, vỏ bao mua bán để khi gặp phải phân bón giả có cơ sở thông báo với các cơ quan chức năng xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

01/08/2014
Bơ Khắp Nẻo Đường Bơ Khắp Nẻo Đường

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

01/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

16/07/2014
Táo Xanh Giảm Giá Táo Xanh Giảm Giá

Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.

01/08/2014
Nhập Khẩu Bò Thịt Từ Úc Tăng Mạnh Nhập Khẩu Bò Thịt Từ Úc Tăng Mạnh

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho hay năm ngoái Việt Nam đã nhập 66.951 con bò Úc, đầu năm hiệp hội ước tính cả năm 2014 sẽ nhập khoảng 120.000 con, nhưng theo tình hình hiện nay thì số bò Úc sẽ nhập khẩu năm nay sẽ lên tới 150.000 con.

16/07/2014