Bắp SK 100 vượt trội

Trong khi nhiều nơi “méo mặt” vì thời tiết bất ổn làm năng suất, sản lượng bắp giảm so với năm trước, giá bán lại rớt mạnh (chỉ 3.800 - 4.000 đ/kg) thì anh Trần Văn Hòe, một trong những nông dân tham gia mô hình trồng giống bắp SK100 lại trúng đậm.
Anh Hòe chia sẻ, được sự hỗ trợ về giống của Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC), vụ HT này gia đình trồng thử 1 sào (1.000 m2) bắp SK100. Kết quả giống cho năng suất khá cao, chịu thâm canh và trồng mật độ cao, dự kiến đạt 800 kg/sào (quy khoảng 8 tấn/ha). Sản lượng thu về 8 tạ x 3.900 đ/kg = 3.120.000 đồng, trừ chi phí giống, phân bón, nhân công… hơn 1 triệu đồng, cho lãi khoảng 2 triệu.
Để bà con được thấy tận mắt về năng suất, sản lượng vượt trội của giống SK100 này, SSC đã tổ chức khảo nghiệm thực tế tại mô hình bằng cách nhờ 5 người nông dân đo thực tế tại ruộng với 3 m ngang x 12 m dài. Sau khi loại bỏ lõi, kết quả thu về được 15,4 kg/36 m2.
Trong vụ HT 2015, các điểm trình diễn của SK100 thể hiện ưu điểm vượt trội so với các giống bà con đang sử dụng đại trà. Với mật độ trồng khoảng 57.000 - 65.000 cây/ha (khoảng cách tương ứng 70 x 25 - 70 x 22) cho thấy đây là một giống ngô đáng gờm về năng suất, có thể đánh bại nhiều giống khác....
SK100 thuộc nhóm giống trung ngày muộn, thời gian sinh trưởng 95 - 110 ngày tùy thời vụ và vùng SX. Giai đoạn cây con sinh trưởng mạnh, thân to, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Trái dài dạng trụ, hạt màu vàng cam, dạng hạt đẹp, tỷ lệ hạt/trái > 80%, rất phù hợp với thị hiếu thị trường bắp nông sản....
Ngoài ra, với chiều cao nổi trội, bộ lá với phiến lá to, dày và sinh khối cao, đặc biệt là đến lúc thu hoạch cây và lá vẫn còn xanh, SK100 còn thu hút nông dân gieo trồng theo hướng sử dụng thân cây làm thức ăn gia súc. Hiện nay, nhiều nông dân tìm mua giống SK100 trồng để bán thân cây cho các Cty chăn nuôi, nhất là DN nuôi bò sữa....
Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar cho biết, vụ HT 2015 toàn huyện gieo trồng 5.400 ha cây lương thực, hoa màu, trong đó bắp chiếm khoảng 3.800 ha, đạt 100% kế hoạch. Do hạn giữa mùa mưa nên sản lượng cây lương thực bị giảm khoảng 20% so với niên vụ trước, trong khi đó giá bắp lại giảm mạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân… Tuy nhiên, giống SK100 lại cho năng suất khá cao, ổn định, được đông đảo nông dân đón nhận...
Cũng trong vụ HT 2015, SSC phối hợp với Hội Nông dân huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình trồng bắp SK100 tại thị trấn Phú Thứ trên diện tích 2.000 m2. Thu hoạch năng suất đạt 83 tạ/ha, trong khi giống bắp đối chứng chỉ đạt 63 tạ/ha.
Ông Lê Văn Mẫu, nông dân tham gia mô hình hồ hởi, SK100 sinh trưởng mạnh, chịu hạn rất tốt, bón nhẹ phân, ít nhiễm sâu bệnh, trái to, dài, hạt sâu cay, chắc đều...
Ông Trần Văn Danh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tây Hòa, cho biết, vụ hè thu không phải là vụ chính nhưng năng suất bắp lai SK 100 vượt trội. Việc chuyển diện tích lúa thiếu nước sang trồng bắp lai góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người SX.
Ông Võ Văn Cho, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phú Thứ cho biết, thông qua mô hình trình diễn SX bắp SK 100 giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, cho thu nhập cao hơn SX lúa. Thời gian tới, Hội Nông dân thị trấn sẽ vận động bà con chuyển sang trồng giống bắp này.
Theo Phòng NN- PTNT huyện Tây Hòa, qua 2 vụ liên tiếp trồng trình diễn tại xã Hoà Thịnh và thị trấn Phú Thứ cho thấy bắp SK100 thích nghi tốt, hạt đỏ đẹp, nặng ký, không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là chịu hạn tốt và có sản lượng cao hơn các giống khác.
“Giống bắp SK 100 trồng được 3 vụ/năm, đặc biệt có hiệu quả đối với các mô hình chuyển đổi từ lúa nước sang cây trồng cạn. Phòng NN- PTNT huyện khuyến khích và vận động bà con phát triển mạnh giống bắp này để tăng thu nhập”, ông Tân nói.
Có thể bạn quan tâm

Người trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đang tỏ ra phấn khởi khi mùa bưởi năm nay, trúng mùa, tốt giá...

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình