Bắp Biến Đổi Gen Đủ Điều Kiện Làm Thực Phẩm Và Thức Ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Đây là những giống bắp được cấp phép khảo nghiệm cho 2 công ty gồm Syngenta và Dekalb theo sự giám sát của Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT).
Theo đó, Hội đồng thẩm định an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Bộ NN-PTNT đã công nhận các sản phẩm biến đổi gen được khảo nghiệm không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi. Đây là công bố đầu tiên tại Việt Nam về việc các sản phẩm bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
4 bắp biến đổi gen được công nhận gồm: BT 11 và MIR 162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034, NK 603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT cũng cho biết, sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, 4 giống bắp trên sẽ được xem xét và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học của Bộ TNMT trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng. Hiện Bộ TNMT đang tiếp tục xem xét các giống bắp được công nhận theo hồ sơ do Bộ NN-PTNT chuyển sang.
Có thể bạn quan tâm

Khi HTX áp dụng trồng dưa lê vân lưới giống Nhật ứng dụng công nghệ cao, doanh thu đạt hơn 1,5 tỷ đồng/năm.

Ông Ngô Trí Nghị ở xóm Thịnh Đồng, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương đã thực hiện thành công mô hình nuôi và nhân giống ếch; cho thu tiền triệu mỗi ngày.

Trồng tiêu thất bại, chị Dơn đã đầu tư trồng nấm, nhờ kiên trì chăm sóc cây nấm chị trả được hết nợ cũ và thu nửa tỷ đồng mỗi năm.

Nhờ vào nuôi gà thả trên đồng lấy trứng mà doanh thu của cơ sở này lên tới trên 2.200 tỷ mỗi năm.

Mỗi năm, sầu riêng cho ông Hùng lợi nhuận trên 4 tỷ đồng, gấp nhiều lần trồng điều. Ông Hùng cũng là người đầu tiên đứng lên thành lập HTX