Bảo Yên (Lào Cai) xây dựng 30 mô hình nuôi gà Đông Tảo tại Cam Cọn

Theo đó, dự án hỗ trợ 100% chi phí mua con giống, đảm bảo tiêu chuẩn; 50% thức ăn hỗn hợp cho gà; 50% hóa chất tiêu độc khử trùng; tập huấn kỹ thuật, tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà Đông Tảo tại một số địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà Đông Tảo giai đoạn 2015 – 2016” hơn 1 tỷ đồng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng, nhân dân đối ứng 780 triệu đồng.
Theo đánh giá, nuôi gà Đông Tảo mang lại nguồn thu cao gấp 3 - 4 lần so với trồng ngô, gấp 1,5 lần so với nuôi gà công nghiệp, bình quân mỗi lứa (100 con/3,5 tháng), hộ chăn nuôi thu lãi từ 13 - 14 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...