Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo Vệ Sản Xuất Lúa Thu Đông Khi Chính Lũ

Bảo Vệ Sản Xuất Lúa Thu Đông Khi Chính Lũ
Ngày đăng: 15/08/2013

Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 28 trận mưa to, kèm theo giông lốc, sấm sét gây thiệt hại về người và tài sản, làm chết 7 người.

Riêng thiệt hại về tài sản ước tính gần 32,5 tỷ đồng do sạt lở bờ sông, giông lốc gió mạnh. Trong thời gian đỉnh điểm mưa bão, công tác này cần phải được các địa phương đẩy mạnh.

Trước áp lực về diễn biến thiên tai phức tạp, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người dân, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh tăng cường duy trì được 379 nhóm trẻ cộng đồng, mở 59 lớp dạy bơi cho trẻ từ 7-15 tuổi. Ngoài ra, kiện toàn 487 đội cứu hộ cứu nạn, phối hợp với các đơn vị hữu quan kiểm tra an toàn giao thông các bến thủy nội địa, quan tâm mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng cứu hộ, cứu nạn, góp phần cho công tác được hoàn thiện hơn.

Ban chỉ huy xác định, thông tin tuyên truyền là một trong những nội dung quan trọng để người dân ý thức hơn trong công tác phòng chống giông lốc, sét. Vì thế, các địa phương rất quan tâm công tác này. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ sản xuất được chú trọng, các địa phương đầu tư xây dựng 230 công trình thủy lợi phục vụ chống hạn, kết hợp gia cố bờ bao chống lũ và đường giao thông với tổng kinh phí 50 tỷ đồng... Xây dựng các hạng mục thiết yếu và bố trí dân vào ở cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2, thực hiện dự án về phòng, chống sạt lở bờ sông

Theo ông Khương Lê Bình - Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, trong những tháng cuối năm, tình hình thiên tai sẽ diễn biến phức tạp. Do đó, cần chủ động đề phòng bão mạnh, triều cường cao, giông mạnh kèm theo sét và tố lốc. Ngoài ra, tình trạng sạt lở bờ sông tiếp tục xảy ra.

Trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra trong công tác PCLB và TKCN giai đoạn II là tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ”, “Ba sẵn sàng”. Kiểm tra, rà soát, tu sửa kịp thời và có phương án đảm bảo an toàn các công trình bảo vệ sản xuất, tổ chức diễn tập PCLB&TKCN...

Tuy nhiên, trong công tác PCLB gắn liền với bảo vệ sản xuất thì các huyện đầu nguồn như Hồng Ngự gặp những khó khăn nhất định, do diện tích lúa gieo sạ ngoài đê bao khá lớn. Ông Nguyễn Trạng Sư - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự cho hay:

Một số người dân chủ quan đối với lũ, thực hiện diện tích xuống giống vụ lúa thu đông vượt ra ngoài kế hoạch của huyện. Hiện nay, chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác bảo vệ đối với diện tích này. Song song đó, khó khăn của huyện hiện nay là người dân chưa chịu di dời từ vùng sạt lở đến nơi an toàn (có trên 60 hộ cần di dời khẩn cấp trong mùa lũ này).

Trước việc 30.000ha diện tích lúa thu đông áp lực trước đỉnh lũ, ông Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương kiểm soát chặt chẽ đê bao nhằm bảo vệ diện tích. Đồng thời, cần tiến hành lấy nước kiểm soát lũ, chú ý đến lợi ích của việc chủ động bơm để chia sẻ áp lực lũ về.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương - Trưởng Ban chỉ huy PCLB&TKCN cho rằng, mục tiêu chính của công tác này là bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Trên tinh thần đó, trong giai đoạn chính lũ, ông Dương đề nghị các ngành chức năng, địa phương tập trung rà soát lại những điểm xung yếu, bố trí phương tiện trực những điểm này. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra công tác đường thủy, các đò dọc, đò ngang, bến thủy nội địa.

Đối với công tác bảo vệ sản xuất (lúa, thủy sản), phải nhắc nhở người dân kiểm tra lồng bè neo đậu, cần có giải pháp khắc phục, đề phòng trước đối với diện tích lúa thu đông thu hoạch trong đỉnh lũ. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng tài liệu thiết thực, rõ ràng. Các địa phương cần túc trực thường xuyên để có thể kịp thời chủ động ứng cứu khi có trường hợp không mong muốn xảy ra...


Có thể bạn quan tâm

Vải thiều Lục Ngạn chờ Vải thiều Lục Ngạn chờ "xuất ngoại"

Nước Mỹ đã “mở cửa” để vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thị trường là tín hiệu vui với những người trồng vải. Hiện nay, ngành chức năng và người dân vùng vải đang tập trung chăm sóc vải thiều, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường Mỹ vốn khắt khe và khó tính.

17/04/2015
Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Hiện tại, tổng diện tích cây thanh long của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) hơn 19 ha, chủ yếu là thanh long ruột đỏ.

17/04/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác, năm 2014, Hội Nông dân (HND) xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã xây dựng mô hình “Dân vận khéo” vận động cán bộ, hội viên và nhân dân trồng chuối già cấy mô. Qua gần 1 năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích đất canh tác.

17/04/2015
Nắng hạn, cây ăn trái rụng lá, khô bông Nắng hạn, cây ăn trái rụng lá, khô bông

Từ đầu tháng 3 đến nay nắng hạn đến sớm khiến đất trong các nhà vườn trở nên khô khốc, cây trồng thiếu nước. Theo nhận định của bà con nông dân, nắng hạn sẽ làm cho nhà vườn giảm năng suất trái cây mùa hè này và ảnh hưởng đến năng suất một số cây công nghiệp cho thu hoạch trong mùa khô.

17/04/2015
Giàu lên nhờ trồng cam Giàu lên nhờ trồng cam

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

17/04/2015