Bảo Vệ Rạn San Hô Và Môi Trường Biển

Ngày 21/4, UBND xã Nhơn Hải (thành phố Quy Nhơn) phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) và Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Bình Định, Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn triển khai chiến dịch truyền thông “Bảo vệ rạn san hô và môi trường biển” tại xã Nhơn Hải.
Theo đó, từ ngày 21/4 đến 18/5, tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh học và biến đổi khí hậu với những nội dung như: Phát thanh tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã giữ gìn vệ sinh khu dân cư; tổ chức hoạt động làm sạch bãi biển, tổ chức cuộc thi bắt sao biển gai, bảo vệ rạn san hô…
Mục tiêu, tăng cường năng lực của các thành viên trong mạng lưới các khu bảo tồn biển, góp phần cải thiện các hệ sinh thái và sinh kế cộng đồng địa phương. Ông Ngô Đức Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, chiến dịch sẽ tác động tới toàn thể cộng đồng xã nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 20 năm trở lại đây, gần 100 hộ dân ở xã đảo Nghi Sơn ăn nên làm ra nhờ vào nghề nuôi cá lồng. Không chỉ giúp các hộ dân thoát nghèo mà nghề nuôi cá lồng còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở xã đảo Nghi Sơn

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB, ngày 5 – 6/5 Hội thảo “Vai trò của Khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực: Thương mại và Hạ tầng xuyên biên giới” cũng được tổ chức

Do thả nuôi trái lịch thời vụ, độ mặn trong nước chưa thích hợp nên đã có 106 hộ nuôi tôm ở Trà Vinh với hơn 9,2 triệu con tôm sú bị chết.

Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu

Khi các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên và cả Bắc Trung bộ đang sốt việc tìm kiếm đất để trồng cao su thì ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú (Bình Phước), anh Dụng Quý Đông (45 tuổi) lại đốn hạ 8 ha cao su ở độ tuổi sung mãn khai thác mủ để trồng cây ăn quả.