Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng

Các loài sâu hại này thường gây ra 4 loại bệnh trên vườn cây mắc ca là: xì mủ thân, chổi rồng, khô ngọn và cháy lá.
Hiện nay chưa có loại thuốc bảo vệ thực vật nào nằm trong danh mục đăng ký phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca ở Việt Nam. Bởi vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo người trồng mắc ca nên ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học.
Cụ thể, cần thường xuyên làm sạch cỏ dại; tỉa cành, tạo tán cân đối; chặt bỏ và tiêu hủy các cành cây vừa bị nhiễm bệnh. Đặc biệt không sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài thiên địch ăn các loài sâu hại trên vườn cây mắc ca như: kiến vàng, ong bắp cày, bọ ngựa, chim, bọ rùa…
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Thời tiết đang ngày càng khó đoán, nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng giá, điệp khúc được mùa mất giá tái diễn… khiến nông dân sản xuất rau màu thêm khó khăn. Tại vựa rau Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc), nơi được xem là có điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất rau màu cũng gặp cảnh khó khăn.

Cấy lúa kém hiệu quả khiến nhiều nông dân Hải Dương chán ruộng, bỏ ruộng rồi bán ruộng với mức giá nhiều khi 1m2 chỉ ngang 1 bát phở.

UBND TP Cần Thơ yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ hoạt động thu mua nông sản bất thường, không rõ mục đích sử dụng...

“Vua” mắc ca Trần Vinh, xã Tà Nung (TP Đà Lạt) đang đứng trước tình thế lưỡng nan: Không thể bỏ vườn mà phải tiếp tục đầu tư nhưng đang cạn vốn.