Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo tồn tôm hùm và ốc vú nàng

Bảo tồn tôm hùm và ốc vú nàng
Ngày đăng: 16/05/2015

Theo thông tin từ Đội tuần tra bảo tồn biển Cù Lao Chàm, ngoài 43 người khai thác tôm hùm chuyên nghiệp tuân thủ các quy định về đánh bắt của ngành chức năng thì việc các ngư dân ở nhiều địa phương lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định gần đây đã đổ xô về vùng biển Cù Lao Chàm để khai thác, đánh bắt với nhiều hình thức lặn, soi, đánh lưới, thậm chí dùng hóa chất để khai thác kể cả trong “mùa cấm”, khiến nguồn lợi này đang suy giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh tôm hùm, ốc vú nàng cũng là đối tượng săn lùng theo kiểu tận diệt. ThS. Lê Ngọc Thảo, chủ nhiệm đề tài “Điều tra thành phần loài, vùng phân bố, hiện trạng khai thác và xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi tôm hùm, ốc vú nàng tại Cù lao Chàm” cho hay, mỗi năm, vùng biển Cù Lao Chàm bị khai thác khoảng 14.901kg tôm hùm các loài, trong đó ngư dân khai thác được 11.457kg/năm (77%), phần còn lại do ngư dân từ các địa phương khác khai thác 3.443kg/năm (23%).

Cũng theo ThS. Lê Ngọc Thảo, trước vấn nạn khai thác tận diệt, công tác quản lý về khai thác, đánh bắt tại Cù Lao Chàm cũng bộc lộ nhiều tồn tại. Dù Thông tư số 62/TT-BNN ngày 20.5.2008 của Bộ Nông nghiệp về quản lý khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quy định cấm khai thác tôm hùm trong mùa sinh sản (từ 1.4 đến 31.7), nhưng việc khai thác vẫn diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng và chính quyền do đây là mùa cao điểm khách du lịch tới Cù Lao Chàm.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng khai thác, đặc điểm sinh thái loài, giải quyết mâu thuẫn lợi ích cộng đồng với công tác quản lý, kiểm soát, dự báo sản lượng khai thác hằng năm… nhóm các nhà nghiên cứu Ban quản lý Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã xây dựng mô hình bảo tồn tại vị (nghĩa là khoanh vùng, bảo vệ). Trong số 8 đảo, nhóm nghiên cứu đề xuất chọn một đảo quan trọng, khoanh vùng, xây dựng đảo này trở thành một ngân hàng lưu trữ, tạo nơi nuôi giữ nguồn gen.

Cùng với đó, công tác tuần tra, xử lý đối tượng vi phạm cần được siết chặt hơn nữa. Hiện, chỉ mới có quy định nghiêm cấm về mặt thời gian đối với hai đối tượng ốc vú nàng và tôm hùm, để hoạt động bảo tồn đem lại hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu đề xuất, cần quy định nghiêm ngặt về mặt kích thước khai thác đối với cả 6 loài tôm hùm hiện có ở Cù Lao Chàm. Song song với đó, giải pháp mang tính tổng thể là nuôi cấy san hô, bảo vệ rong biển, tảo biển vùng biển Cù Lao Chàm, tạo nơi trú ẩn, sinh sản cho động vật biển mùa sinh sản và ấu trùng sinh sôi, nảy nở, phát triển.

Bên cạnh kỹ thuật bảo tồn, áp dụng nghiêm ngặt những quy định nhà nước, theo ThS. Lê Ngọc Thảo, chỉ có sự chung tay bảo vệ của cộng đồng thì bài toán bảo tồn mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Theo đó, cộng đồng sẽ được giao quyền tự quản, những tổ khai thác cộng đồng được thành lập trên cơ sở, quy định, có quy chế hoạt động, hằng ngày mỗi tổ trưởng sẽ phát cho các tổ viên ghi nhật ký khai thác.

Ngoài ra, Ban quản lý Bảo tồn biển đề xuất xã đảo Tân Hiệp và TP.Hội An giao hẳn một đảo ở phía nam cù lao là Bãi Hương để ngư dân tự bảo vệ, khai thác dưới sự giám sát của ngành chức năng. Khi ngư dân thấy được quyền lợi của mình, tự họ sẽ thấy được trách nhiệm và sẽ chung tay bảo vệ nguồn lợi khỏi nguy cơ tận diệt.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi Đầu Tư Hơn 6.000 Tỉ Đồng Phát Triển Thủy Sản Quảng Ngãi Đầu Tư Hơn 6.000 Tỉ Đồng Phát Triển Thủy Sản

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2016, từ nguồn vốn tín dụng, vốn ngân sách T.Ư, địa phương và vốn huy động khác, Quảng Ngãi đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng để phát triển thủy sản. Trong đó, đầu tư hơn 2.434 tỉ đồng xây dựng 6 dự án hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...

09/10/2014
Xây Dựng 2 Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Công Nghệ Nhật Bản Xây Dựng 2 Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Công Nghệ Nhật Bản

Ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản.

09/10/2014
Bến Tre Ngành Thủy Sản Là Lĩnh Vực Then Chốt Để Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Bến Tre Ngành Thủy Sản Là Lĩnh Vực Then Chốt Để Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

09/10/2014
Brazil Tiếp Tục Là Thị Trường Trực Tiếp Của Thủy Sản Vùng Alaska Brazil Tiếp Tục Là Thị Trường Trực Tiếp Của Thủy Sản Vùng Alaska

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

09/10/2014
Tổng Quan Thị Trường Tôm Thế Giới Tổng Quan Thị Trường Tôm Thế Giới

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến​​. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.

09/10/2014