Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu loại khá cho kết quả nghiên cứu đề tài “Bảo tồn nguồn gien cá rô đồng đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang” do tiến sĩ Dương Thúy Yên, Trường Đại học Cần Thơ làm Chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tình hình sản xuất giống, nuôi cá rô đồng đầu vuông và xây dựng phương án bảo tồn, lưu giữ nguồn gien cá rô đồng đầu vuông trong điều kiện nuôi và ngoài tự nhiên. Qua hơn 2 năm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra được hiện trạng nuôi, sản xuất giống cá rô đồng đầu vuông trong tỉnh đáp ứng được nhu cầu cho địa phương.
Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.
Vì vậy, trước tình hình giá cá rô đồng đầu vuông đang thấp, người nuôi chán nản, chủ nhiệm đề nghị các cơ sở nuôi, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh cần tiếp tục duy trì số lượng đàn cá. Bên cạnh đó, để giữ được nguồn gien tốt, cần phải lai tạo cá giống trong điều kiện nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183350/Bao_ton_nguon_gien_ca_ro_dong_dau_vuong.aspx
Có thể bạn quan tâm

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại “sản xuất, chăn nuôi tổng hợp” của kỹ sư ngành công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...