Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu loại khá cho kết quả nghiên cứu đề tài “Bảo tồn nguồn gien cá rô đồng đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang” do tiến sĩ Dương Thúy Yên, Trường Đại học Cần Thơ làm Chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tình hình sản xuất giống, nuôi cá rô đồng đầu vuông và xây dựng phương án bảo tồn, lưu giữ nguồn gien cá rô đồng đầu vuông trong điều kiện nuôi và ngoài tự nhiên. Qua hơn 2 năm nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra được hiện trạng nuôi, sản xuất giống cá rô đồng đầu vuông trong tỉnh đáp ứng được nhu cầu cho địa phương.
Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.
Vì vậy, trước tình hình giá cá rô đồng đầu vuông đang thấp, người nuôi chán nản, chủ nhiệm đề nghị các cơ sở nuôi, Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh cần tiếp tục duy trì số lượng đàn cá. Bên cạnh đó, để giữ được nguồn gien tốt, cần phải lai tạo cá giống trong điều kiện nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183350/Bao_ton_nguon_gien_ca_ro_dong_dau_vuong.aspx
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.