Bao Tiêu Đầu Ra Cho Người Nuôi Tôm

Tin vui đến với người nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là Cty TNHH Công Thảo, tỉnh Vĩnh Long đã thống nhất ký kết hợp đồng bước đầu với 8 hộ để thu mua tổng cộng 30 tấn tôm càng xanh thương phẩm.
Giá tôm loại I là 265.000đ/kg (1 con từ 100gram trở lên), loại II là 220.000đ/kg (1 con từ 70-99gram) và loại III là 180.000 đ/kg (1 con từ 35 - 69gram).
Khoảng cuối tháng 11/2014, Cty sẽ đặt trạm thu mua tại vùng dự án trọng điểm nuôi tôm càng xanh Phú Thành B. Trong thời gian mua tôm của 8 hộ trên, Cty sẽ xem xét ký hợp đồng thu mua tiếp tục với những hộ khác…
Tính đến ngày 20/11, nông dân huyện Tam Nông đã thu hoạch dứt điểm gần 300 ha tôm càng xanh, với tổng sản lượng trên 375 tấn tôm thương phẩm.
Hiện nay, diện tích đang thu hoạch trên 306 ha, với sản lượng đã thu hoạch được hơn 90 tấn tôm. Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602 ha tôm càng xanh, năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng gần 500 tấn tôm.
Loại 20 con tôm càng xanh/kg bán giá từ 185.000đ - 190.000 đ/kg và tôm càng xanh ôm trứng từ 55 - 60 con/kg bán với giá từ 80.000 - 85.000đ/kg.
Để giúp người nuôi tôm an tâm sản xuất, lãnh đạo UBND huyện Tam Nông và các ngành liên quan cùng chủ nhiệm HTX tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B đã làm việc và mời gọi, ký kết với các DN đặt điểm thu mua tôm tại vùng dự án trọng điểm nuôi tôm càng xanh và tìm thêm nơi tiêu thụ ổn định cho người nuôi tôm.
Được biết, Cty CP Nông nghiệp GAP đã triển khai dự án lúa sạch - tôm càng xanh theo quy trình VietGAP trong vụ ĐX 2014 - 2015 tại vùng nuôi tôm càng xanh Phú Thành B, với diện tích 120 ha. Người tham gia dự án sẽ được công ty cung cấp lúa giống và toàn bộ vật tư nông nghiệp, phân bón hữu cơ đảm bảo tiêu chí lúa sạch đến cuối vụ.
Sau khi thu hoạch, công ty sẽ thu mua toàn bộ sản lượng lúa trong vùng dự án 120 ha cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu mua là 800đ/kg. Đây là tiền đề cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm lúa sạch, an toàn.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/bao-tieu-dau-ra-cho-nguoi-nuoi-tom-post134904.html
Có thể bạn quan tâm

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.