Bao Tiêu 7.000 Ha Lúa Đông Xuân

Theo Sở NN-PTNT Hậu Giang, vụ ĐX 2014- 2015 có 8 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã ký kết bao tiêu khoảng 7.000 ha lúa cho nông dân.
Theo đó, mức giá thu mua cao từ hơn 50 đồng/kg trở lên so với giá thị trường tại thời điểm bán.
Phần lớn diện tích lúa được bao tiêu là cánh đồng mẫu lớn. Nhà nông được đầu tư, hỗ trợ lúa giống, kỹ thuật; mua thuốc, phân bón giá ưu đãi. Kỹ sư cùng ăn, cùng ở, cùng ra đồng với bà con...
Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/bao-tieu-7000-ha-lua-dong-xuan-post136190.html
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.

Trong niên vụ tới, Cty đã phát triển được vùng nguyên liệu lên 13.000 ha tăng 500 ha so với vụ trước, trong đó tại Khánh Hòa có 8.800 ha, Đăk Lăk có 4.200 ha, sản lượng mía ước đạt 680.000 tấn. Diện tích mía Cty đầu tư là 10.800 ha với tổng số tiền đầu tư 223 tỷ đồng, giá trị đầu tư trồng mới 30 triệu đồng/ha và mía lưu gốc là 20 triệu đồng/ha.

Cụ thể, đối với cá sấu thịt bán nguyên con để lấy da loại 7-15kg/con chỉ còn 230.000 đ/kg, giảm 50.000 -70.000 đ/kg; cá sấu con loại 1 tháng tuổi còn 200.000 đ/con, giảm 100.000 -120.000 đ/con. Còn đối với thị trường trăn lấy da XK, giá giảm từ 200.000 -220.000 đ/con, hiện trăn thịt lấy da, loại 1 năm tuổi giá giảm xuống còn 280.000 đ/kg; trăn giống 1 tuần tuổi còn 260.000 đ/con, giảm 100.000 đ.

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.