Bảo Thắng (Lào Cai) sẽ có 750 ha cây ăn quả

Dự án quy hoạch vùng cây ăn quả huyện Bảo Thắng (Lào Cai) giai đoạn 2015 - 2018 đã được UBND tỉnh phê duyệt gồm 4 loài cây ăn quả chính là nhãn, na dai, bưởi Múc, chanh và các loại cây ăn quả phụ trợ... Mục tiêu đến năm 2018, toàn huyện có 750 ha cây ăn quả được đầu tư, thâm canh.
Dự án sẽ thực hiện trên địa bàn 48 thôn thuộc 6 xã của huyện, gồm: Xuân Quang, Phong Niên, Phong Hải, Bản Cầm, Phố Lu và Thái Niên. Người dân tham gia dự án sẽ được hỗ trợ về giống cây, tập huấn kỹ thuật.
Cụ thể, toàn huyện sẽ trồng mới 2.847 cây nhãn (giống nhãn chín sớm, chín muộn PH-M99.1.1; PHM-M99.1.2; HTM1; HTM2), 81.000 cây na, 23.790 cây chanh (chanh đào, chanh tứ quý), 81.000 cây bưởi Múc.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.

Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.