Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Cây thanh long được trồng chủ yếu tại một số xã trong huyện, đó là Xuân Quang (4,3 ha), Phong Niên (4,1 ha), Thái Niên (3,8 ha), Gia Phú (3,4 ha)… Theo đánh giá, cây thanh long ruột đỏ sinh trưởng tốt, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, quả đẹp, có vị ngọt, sản lượng cao.
Hiện, 6/19 ha đã cho thu hoạch. Trong năm 2014, sản lượng quả thanh long đạt 31,7 tạ/ha, dự kiến năm nay sản lượng sẽ cao hơn. Nhiều hộ dân có thu nhập cao từ cây trồng này.
Trong thời gian tới, huyện Bảo Thắng khuyến khích người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.

Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.

Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Vào những ngày này, trên khắp các ngả đường của hai ấp Thanh An, Thanh Bình, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước như khoác lên mình một màu vàng của nhãn da bò.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.