Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Cây thanh long được trồng chủ yếu tại một số xã trong huyện, đó là Xuân Quang (4,3 ha), Phong Niên (4,1 ha), Thái Niên (3,8 ha), Gia Phú (3,4 ha)… Theo đánh giá, cây thanh long ruột đỏ sinh trưởng tốt, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, quả đẹp, có vị ngọt, sản lượng cao.
Hiện, 6/19 ha đã cho thu hoạch. Trong năm 2014, sản lượng quả thanh long đạt 31,7 tạ/ha, dự kiến năm nay sản lượng sẽ cao hơn. Nhiều hộ dân có thu nhập cao từ cây trồng này.
Trong thời gian tới, huyện Bảo Thắng khuyến khích người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.

Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.

Trong thời điểm dịch bệnh trên vật nuôi như hiện nay, một mô hình chăn nuôi mới đang dần mở ra hướng tích cực, bởi ít gặp rủi ro lại nhẹ công chăm sóc. Đó là mô hình chăn nuôi trăn của một số hộ dân thuộc ấp Thượng, xã Đại Phước, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

Nhu cầu dùng điện lưới để chong đèn thanh long trái vụ ở tỉnh Bình Thuận lớn thế nào thì ai cũng biết. Những năm gần đây, do sự phát triển diện tích trồng thanh long nên nhu cầu trên lại tiếp tục tăng với nhịp độ chóng mặt