Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Cây thanh long được trồng chủ yếu tại một số xã trong huyện, đó là Xuân Quang (4,3 ha), Phong Niên (4,1 ha), Thái Niên (3,8 ha), Gia Phú (3,4 ha)… Theo đánh giá, cây thanh long ruột đỏ sinh trưởng tốt, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, quả đẹp, có vị ngọt, sản lượng cao.
Hiện, 6/19 ha đã cho thu hoạch. Trong năm 2014, sản lượng quả thanh long đạt 31,7 tạ/ha, dự kiến năm nay sản lượng sẽ cao hơn. Nhiều hộ dân có thu nhập cao từ cây trồng này.
Trong thời gian tới, huyện Bảo Thắng khuyến khích người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Đời sống khó khăn, ngư lưới cụ phục vụ đi biển thiếu thốn, 84 hộ dân ở thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) thuộc diện di dời phục vụ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD DQ) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay vốn giải quyết việc làm.

Dù ngành nông nghiệp đã và đang ráo riết vào cuộc, nhưng việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.