Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long

Cây thanh long được trồng chủ yếu tại một số xã trong huyện, đó là Xuân Quang (4,3 ha), Phong Niên (4,1 ha), Thái Niên (3,8 ha), Gia Phú (3,4 ha)… Theo đánh giá, cây thanh long ruột đỏ sinh trưởng tốt, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng, quả đẹp, có vị ngọt, sản lượng cao.
Hiện, 6/19 ha đã cho thu hoạch. Trong năm 2014, sản lượng quả thanh long đạt 31,7 tạ/ha, dự kiến năm nay sản lượng sẽ cao hơn. Nhiều hộ dân có thu nhập cao từ cây trồng này.
Trong thời gian tới, huyện Bảo Thắng khuyến khích người dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.

Hiện, ngành chức năng và chính quyền huyện Mường Khương tăng cường các biện pháp phòng trừ, như khoanh vùng, cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng.

Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.

Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.

Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng