Bảo Thắng chuẩn bị 30.000 cây giống bưởi Múc

Được biết, số lượng cây giống trên sẽ đủ để trồng 70 ha bưởi trong năm nay.
Theo đánh giá, giống bưởi Múc ghép cải tạo sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh.
Dự kiến, trong tháng 10 sẽ cung cấp cho người dân các thôn trong xã Thái Niên trồng.
Chăm sóc cây giống bưởi Múc.
Cây bưởi Múc là một trong những cây trồng thuộc Dự án cải tạo, phát triển và xây dựng thương hiệu cây ăn quả hàng hóa giai đoạn 2015 - 2018.
Theo đó, đến năm 2018, huyện Bảo Thắng sẽ trồng thêm 270 ha bưởi Múc ghép cải tạo ở 2 xã Phố Lu và Thái Niên.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2006, xóm 13 xã Nghi Long huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được xã và huyện chọn làm điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu với quy hoạch ban đầu chỉ có 5 ha, cơ cấu vụ xuân trồng lạc, vụ hè thu trồng dưa hấu và vụ đông trồng rau xanh hàng hoá.

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

Hai lần tù tội, ra tù với đôi chân bị liệt... nhưng nhờ lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, của vợ cộng với sự nỗ lực của bản thân, Đỗ Văn Kỳ (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành tỷ phú với ngôi nhà 7 tầng nổi tiếng được gọi là “lâu đài Kỳ bồ câu”.