Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báo Quảng Nam, 20/06/2012

Báo Quảng Nam, 20/06/2012
Ngày đăng: 23/06/2012

Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.

Nhờ sự hướng dẫn của anh Võ Tấn Thu - Phó ban Nông nghiệp xã Tiên Lãnh, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi heo rừng lai của hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng. Anh Hùng tâm sự, trước đây anh cũng làm đủ nghề từ chăn nuôi đến trồng trọt nhưng kết quả chẳng như mong muốn. Khoảng giữa năm 2010, anh bàn với người anh rể của mình chuyển sang đầu tư nuôi heo rừng lai và đã mua 5 con heo giống (một heo đực và 4 con heo nái) từ Đà Nẵng về nuôi thử nghiệm. Trang trại heo được xây bằng gạch, đá núi và rào lưới B40 cao hơn 2m trên một gò đồi với diện tích hơn 5.000 m2, tổng kinh phí trên 100 triệu đồng. Sau hơn 1 năm nuôi thả, từ 5 con heo giống ban đầu, giờ đàn heo phát triển lên gần 70 con, trong đó gần phân nửa số heo đang ở giai đoạn trưởng thành (35 - 40 kg/con) một vài tháng tới có thể xuất bán.

Đặc điểm của loại heo rừng lai là có mỏ dài và nhọn, chân nhỏ, có màu sọc vàng hoặc có màu đen. Để tạo nạc cho heo, anh Hùng cho ăn chủ yếu bằng lá rau rừng và kết hợp với bột sắn, cám gạo, bắp lai… Anh Hùng cho biết: “Trước đây tôi loay hoay trong việc chọn con vật nuôi. Sau khi xem trên ti vi thấy người ta nuôi heo rừng lai đơn giản mà cho hiệu quả, hai anh em bàn bạc chuyển sang đầu tư nuôi loại heo này. Lúc đầu, do chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho heo nhưng khi thả nuôi được một vài lứa thì tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm và không còn trường hợp heo con bị chết khi mới sinh ra”.

Ưu điểm của loại heo rừng lai là tỷ lệ thịt nạc nhiều nên khá dễ dàng trong việc tìm nguồn tiêu thụ. So với việc nuôi heo thường thì hiệu quả từ nuôi heo rừng cao hơn nhiều. Một con heo nái trưởng thành mỗi năm cho khoảng 3 - 4 lứa. Trong vòng một năm heo nuôi đạt 30 - 35 kg/con. Với giá bán dao động từ 120 - 130 nghìn đồng/kg như hiện nay, hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai không phải là nhỏ. Hiện trang trại của hai anh chủ yếu nuôi heo để nhân giống nên chỉ mới xuất bán vài con heo thịt, song anh cho biết khoảng vài tháng tới sẽ xuất bán khoảng gần tấn heo thịt có thể cho mức thu vài trăm triệu đồng là khả quan. Ông Võ Tấn Thu cho biết: “Mô hình nuôi heo rừng của hai anh em Nguyễn Văn Nhẫn, Vũ Ngọc Hùng là một trong những mô hình được đầu tư với quy mô lớn và bước đầu cũng đã cho hiệu quả nhất định. Chúng tôi cũng đang theo dõi trang trại nuôi heo rừng lai của hai nông dân này, nếu việc nuôi heo rừng lai phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu thì xã Tiên Lãnh sẽ tạo điều kiện cho người dân đến tham quan học 
hỏi để nhân rộng mô hình”. Hiện nay, mặc dù thịt heo rừng lai rất được ưa chuộng nhưng người dân địa phương chưa tìm cách mở rộng thị trường, nhất là số lượng heo rừng ở địa phương ngày một tăng lên. Nếu huyện có định hướng cho ngành chăn nuôi này thì trong thời gian không xa mô hình nuôi heo rừng lai sẽ trở thành thế mạnh của huyện Tiên Phước.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản Nông dân làm giàu từ nuôi con đặc sản

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

21/09/2016
Quảng Nam Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cua thương phẩm ở vùng triều Quảng Nam Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cua thương phẩm ở vùng triều

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.

21/09/2016
Điện Biên Hiệu quả mô hình cá rô đầu vuông Điện Biên Hiệu quả mô hình cá rô đầu vuông

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

21/09/2016
Hiệu quả mô hình “nuôi bò rẻ” ở Phước Hòa Hiệu quả mô hình “nuôi bò rẻ” ở Phước Hòa

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

22/09/2016
Nuôi vịt chạy đồng một vốn, bốn lời Nuôi vịt chạy đồng một vốn, bốn lời

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

22/09/2016