Bảo Lâm (Lâm Đồng) Nuôi Cá Nước Lạnh Kết Hợp Quản Lý Bảo Vệ Rừng

Một dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp quản lý bảo vệ rừng ở vùng sâu Bảo Lâm vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư là dự án của Công ty cổ phần Thành Gia An có trụ sở đóng tại số 102 Lý Thường Kiệt, TP Bảo Lộc.
Theo đó, dự án này có quy mô diện tích gần 19ha tại xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm; trong đó, diện tích ao nuôi cá là 2,1ha, diện tích quản lý bảo vệ rừng là 11,53ha... Với nguồn vốn gần 4,5 tỷ đồng, Công ty cổ phần Thành Gia An dự kiến cung cấp cho thị trường mỗi năm 20 tấn cá nước lạnh cùng với việc bảo vệ diện tích rừng nêu trên.
Cũng tại huyện vùng sâu Bảo Lâm, mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Phương Minh triển khai dự án nuôi cá nước lạnh và bảo vệ rừng trên diện tích 12ha, với tổng vốn hơn 16 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) vừa gửi văn bản đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ánh tình hình khó khăn của xuất khẩu cao su thiên nhiên trong những tháng đầu năm 2014, đồng thời kiến nghị giải pháp hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo chủ cơ sở thu mua gừng, trái cây Tấn Tửu (xã Long Bình, huyện Long Mỹ) giá gừng tăng mạnh gần đây do nguồn hàng khan hiếm, trái mùa thu hoạch, nhu cầu XK lớn. Cùng đó, thị trường tiêu thụ nội địa cũng tăng, nhiều nhà máy, cơ sở đẩy mạnh thu mua gừng làm mứt, bánh, kẹo.

Tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với hướng phát triển đúng đắn, cây cà phê đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng giúp cuộc sống của người dân Mường Ảng ngày một khởi sắc.

Đây là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ghẹ xanh đang bị khai thác quá mức trong tự nhiên, dẫn đến suy giảm nguồn lợi, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Hiện tại, giá giao dịch gạo XK của Việt Nam vẫn đứng ở mức 400-410 USD/tấn (gạo 5% tấm), cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, nhưng vẫn thấp hơn 25 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước lại có dấu hiệu giảm.