Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ

Bảo Hiểm Con Tôm Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ
Ngày đăng: 15/10/2013

Từ thực tế ghi nhận được ở người dân nuôi tôm các tỉnh ĐBSCL có thể khẳng định, nếu bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) ở ĐBSCL bị "phá sản” và không triển khai nữa, thì đây là những "điểm nghẽn” lớn ảnh hưởng sự phát triển kinh tế biển của vùng vốn có thế mạnh nhất cả nước.

Bất cập trong thực hiện bảo hiểm con tôm, do đâu?

Ông Trần Thành Hên ở ấp Tân Thành A, xã Tạ An Khương Nam bức xúc: Khi ký hợp đồng bảo hiểm và nhận tiền của chúng tôi, Công ty bảo hiểm không hề nói trước vấn đề giảm từ 15% - 60% đối với tôm trên 50 ngày tuổi, đến khi xảy ra sự cố phải bồi thường thiệt hại thì công ty mới đưa ra khoản thỏa thuận này.

Anh Nguyễn Văn Sáng, một hộ nuôi tôm ở xã Hòa Mỹ sau khi mua bảo hiểm con tôm đã đóng tiền tạm ứng phí bảo hiểm đầy đủ cho đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên sau đó phía bảo hiểm đã ngưng ký hợp đồng mới, đồng thời lại thương thảo với những người đã ký hợp đồng rồi về mức phí mới. Anh Sáng bức xúc: "Tiền đã đưa là coi như đã có giao kèo với nhau. Không có chuyện làm ăn hai lời như vậy!…”.

Công ty Bảo Minh Cà Mau đã tự ý thêm thắt nhiều điều khoản không có trong hợp đồng đã ký trước đó gây bất lợi cho người dân. Cụ thể ngày 8-5-2013, Bộ Tài chính có quyết định tăng mức thu bảo hiểm đối với con tôm. Thế nhưng Bảo Minh Cà Mau buộc tất cả những hợp đồng của người nuôi tôm đã mua bảo hiểm trước ngày 8-5-2013 (còn thời hạn-PV) phải đóng thêm mức bảo hiểm theo quy định mới.

Bên cạnh đó, Bảo Minh Cà Mau còn trừ 30% tổng số tiền bồi thường thiệt hại, đối với hồ sơ có giá trị bồi thường từ 200 triệu đồng trở lên, như vậy là không thống nhất rõ ràng, trong khi đó hợp đồng bảo hiểm và quy tắc biểu phí không hề có quy định này… đó là chưa nói tới mức thanh toán không hợp lý cho các hộ dân. Quá bức xúc, người dân khiếu đã nại yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, thì Bảo Minh Cà Mau viện lý do, mức chi trả đối với con tôm 49 ngày tuổi là quá cao, hồ sơ bồi thường trên 200 triệu đồng thuộc thẩm quyền của Tổng Công ty quyết định.

Sau khi có Quyết định mới số 1042/QĐ-BTC ngày 8-5-2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tôm, cá từ quyết định cũ số 3035/QĐ-BTC ngày 16-12-2011 và Quyết định 2114/QĐ-BTC ngày 24-8-2012, quy định mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều về mức phí, cả về trách nhiệm và quyền lợi theo hướng xiết chặt hơn nhằm tránh trục lợi từ BHNN này, nhưng do phía công ty bảo hiểm thực hiện chưa hợp lý trong công tác chi trả khiến cho người dân bức xúc.

Công ty Bảo Việt - Bạc Liêu đã bồi thường 168 tỷ đồng cho 1.741 hộ nuôi tôm bị thiệt hại, tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn đọng khoảng 3 tỷ đồng chưa bồi thường. Ông Trần Thanh Lạc, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bạc Liêu lại cho rằng: Qua thực tế tìm hiểu của đội ngũ cán bộ bảo hiểm với các hộ nuôi tôm có một thực tế là các cơ sở nuôi không khai báo đúng thời gian, mật độ tôm còn lại trong ao dưới 50%.

Việc xác nhận dịch bệnh của ban chỉ đạo các huyện và thành phố đôi lúc còn chậm. Ngoài ra việc phối hợp giữa các DN bảo hiểm và ban chỉ đạo các cấp trong việc xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo để hưởng chính sách còn chưa chặt chẽ. Ông Lạc thừa nhận: Do giai đoạn thí điểm bảo hiểm nên qui tắc bồi thường còn lỏng lẻo, qui trình giám sát chưa chặt đã dẫn đến mất cân đối nên trong quá trình thực hiện có bổ sung thủ tục để siết chặt hơn, do vậy rất khó cho người nuôi tôm.

Đặc biệt, bảo hiểm tôm nước lợ đang là vấn đề rất nóng ở khu vực ĐBSCL, DN bảo hiểm đang khó kiểm soát việc chi trả bồi thường cho bảo hiểm con tôm. Một số địa phương có dấu hiệu, người nuôi cấu kết với các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản để "phù phép” hồ sơ bảo hiểm. Được biết, trong thời gian qua do tình hình tôm nuôi bị thiệt hại, Sóc Trăng nợ số tiền bảo hiểm trên 200 tỉ đồng, Bạc Liêu trên 100 tỉ đồng và Cà Mau cũng gần 200 tỉ đồng.

Các ngành cần vào cuộc quyết liệt

Các ngành chức năng giả định: Nếu chương trình bảo hiểm lĩnh vực thủy sản tại ĐBSCL không thực hiện nữa, kéo theo người dân không còn cơ hội được thụ hưởng và sử dụng công cụ tài chính ưu việt và hiệu quả này.

Ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Cà Mau cũng nhận định: "Những vướng mắc trong việc thực hiện BHNN rất cần các đơn vị trao đổi để kịp thời tháo gỡ, cấp tỉnh không gỡ được thì kiến nghị Trung ương tháo gỡ, chứ dừng BHNN thì gay cho nông dân lắm…”.

Nhận thấy những bất cập, vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi UBND 5 tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) yêu cầu các công ty bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung công tác chi trả đền bù, đề phòng hạn chế tổn thất, kiểm soát chặt quy trình quản lý rủi ro đối với hợp đồng còn hiệu lực. Với những hợp đồng bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường, các DN bảo hiểm cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho các hộ dân tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Đây là chủ trương lớn với mục đích hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục, bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Bộ NN&PTNT cho biết, đến tháng 6-2014, Chính phủ sẽ tổng kết chương trình BHNN để đánh giá một cách toàn diện. Hy vọng chủ trương BHNN tiếp tục triển khai trên cơ sở khắc phục những bất cập hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng Kiểm Tra, Xếp Loại Các Cơ Sở Kinh Doanh Thuốc BVTV Lâm Đồng Kiểm Tra, Xếp Loại Các Cơ Sở Kinh Doanh Thuốc BVTV

Ngoài Chi cục BVTV, từ đầu năm đến nay, ở cấp huyện cũng đã có 8 đơn vị (trong 12 huyện và TP) thực hiện kiểm tra, đánh giá và phân loại đối với 150 cơ sở (trong tổng số 625 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV của huyện) với kết quả: 43 cơ sở được xếp loại A, 103 cơ sở xếp loại B và 4 cơ sở chỉ đạt loại C.

31/07/2014
Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục Chôm Chôm Nghịch Vụ Giá Cao Kỷ Lục

Ước tổng sản lượng 4.000 m2 thu hoạch vụ nghịch này chỉ khoảng 3 tấn, với giá bán hiện tại sau khi trừ chi phí thu về lãi khoảng 70 triệu đồng.

09/04/2014
Long An Phân Bổ Trên 120 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Lúa Long An Phân Bổ Trên 120 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Lúa

Kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất (các huyện, thị xã Kiến Tường, TP Tân An) là 60,291 triệu đồng, gồm: Đối với đất chuyên trồng lúa là 236.396,81 ha, mức hỗ trợ 250.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 59,098 tỷ đồng; đối với đất lúa khác: 23.841,37 ha, mức hỗ trợ 50.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 1,192 tỷ đồng.

31/07/2014
Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả

Lúc 10 giờ ngày 8-4-2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ (PC46) đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm (ở tổ 7, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy) do Lê Hoàng Nhựt (SN 1970) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.

10/04/2014
Kiên Giang Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Phân Bón Kiên Giang Tăng Cường Quản Lý Chất Lượng Phân Bón

Ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

31/07/2014