Báo Cáo Tình Hình Vận Chuyển, Kinh Doanh Cá Tầm Nhập Lậu

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 15/7/2013 về tình hình vận chuyển (chở qua đường hàng không vào thành TP Hồ Chí Minh), buôn bán công khai thủy sản (cá tầm) nhập lậu vào Việt Nam.
Hiệp hội phát triển cá nước lạnh cho biết, việc nhập lậu cá tầm đang đe dọa nghiêm trọng đến sự "sinh tồn" của cá tầm trong nước.
Mỗi ngày cơ quan chức năng phát hiện từ 3-5 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP. Hồ Chí Minh qua đường hàng không, đó là chưa kể số lượng cá tầm lậu “đội lốt” cá Việt đưa vào các siêu thị, chợ thực phẩm lớn ở Hà Nội.
Hiệp hội phát triển cá nước lạnh cũng cho biết, sau khi "đột lốt" cá tầm Việt, hàng lậu sẽ tràn vào thị trường miền Nam. Trong nhiều con đường vận chuyển, hàng không là cách vận chuyển điển hình nhất. Theo đó, cá tầm nhập lậu hàng ngày được chuyển qua đường hàng không từ Nội Bài vào TP. Hồ Chí Minh.
Hiệp hội phát triển cá nước lạnh và Công ty cá tầm Việt Nam cho rằng để tránh tình trạng nhập lậu cá tầm vào thị trường miền Nam, các cơ quan nhà nước cần triển khai siết chặt đường hàng không.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.

Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.