Báo Argentina ca ngợi thành tựu nông nghiệp của Việt Nam

Báo Clarin, một trong số những tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Argentina, nhận định Việt Nam sẽ là quốc gia được lợi nhất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong số 12 nước thành viên và trong thập kỷ tới ngành này sẽ đạt mức tăng trưởng 11%, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28%.
Là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau Thái Lan, sản lượng gạo của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 25% trong giai đoạn 2000-2014, nhờ tăng diện tích canh tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như việc áp dụng phương thức canh tác nhiều vụ trong năm.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với việc ký hiệp định tự do thương mại với 40 quốc gia và vừa mới đây đã tham gia TPP.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chỉ 2 năm sau đó, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Mỹ đạt thặng dư.
Trong giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam tăng từ 6 tỷ USD lên 13 tỷ USD.
Báo Clarin cũng dự báo với TPP, Việt Nam không chỉ hưởng lợi từ việc được giảm và miễn thuế xuất khẩu vào các nước thành viên mà còn là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào các lĩnh vực như dệt may và dụng cụ thể thao.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông sản suy giảm, XK sắn lại tăng vọt: 10 tháng đầu năm 2015, XK sắn đạt 3,42 triệu tấn với kim ngạch 1,09 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng và tăng 19,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.

Ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội nghị “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” đều cho rằng DN Việt Nam vẫn chưa quen, thiếu chủ động, chưa biết sử dụng công cụ PVTM.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 10/2015 (từ ngày 1/10 đến ngày 31/10/2015) cả nước đã xuất khẩu được 687.663 tấn gạo, trị giá FOB là 269,502 triệu USD, trị giá CIF là 281,884 triệu USD.

Kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vừa công bố cho thấy trong khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng (NTD) tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chiều hướng sụt giảm trong quý III/2015, thì niềm tin NTD Việt tăng nhẹ, đạt 105 điểm, xếp thứ 10 trên toàn cầu về mức độ lạc quan.