Báo Argentina ca ngợi thành tựu nông nghiệp của Việt Nam

Báo Clarin, một trong số những tờ báo có lượng phát hành lớn nhất Argentina, nhận định Việt Nam sẽ là quốc gia được lợi nhất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong số 12 nước thành viên và trong thập kỷ tới ngành này sẽ đạt mức tăng trưởng 11%, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28%.
Là quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau Thái Lan, sản lượng gạo của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 25% trong giai đoạn 2000-2014, nhờ tăng diện tích canh tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như việc áp dụng phương thức canh tác nhiều vụ trong năm.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với việc ký hiệp định tự do thương mại với 40 quốc gia và vừa mới đây đã tham gia TPP.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chỉ 2 năm sau đó, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Mỹ đạt thặng dư.
Trong giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam tăng từ 6 tỷ USD lên 13 tỷ USD.
Báo Clarin cũng dự báo với TPP, Việt Nam không chỉ hưởng lợi từ việc được giảm và miễn thuế xuất khẩu vào các nước thành viên mà còn là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc vào các lĩnh vực như dệt may và dụng cụ thể thao.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.

Giá bán heo các loại rớt thảm hại, trong khi giá thức ăn thì lại tăng vọt khiến việc chăn nuôi nông hộ cũng như gia trại, trang trại đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người còn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần…