Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bằng Giã Khai Thác Thế Mạnh Thủy Sản Trong Phát Triển Kinh Tế

Bằng Giã Khai Thác Thế Mạnh Thủy Sản Trong Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 19/12/2014

Bằng Giã là một trong những xã có diện tích mặt nước lớn của huyện Hạ Hoà, rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản. Xã có 12 khu dân cư, với tổng diện tích tự nhiên là 840ha, trong đó diện tích mặt nước 154ha. Hệ thống đầm, hồ ở đây rất phong phú, đa dạng lại ở sát bờ sông Thao và ngòi Lao nên có thế mạnh để phát triển thuỷ sản đa dạng.

Nhận thấy thế mạnh to lớn đó, chính quyền địa phương đã xác định thuỷ sản là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, nhân dân đã tập trung đầu tư khai thác, phát huy thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản tạo nên sự thay đổi đáng kể diện mạo nơi đây.

Cùng với việc dồn đổi ruộng đất, tận dụng vùng sâu trũng, ruộng ướm bóng gieo cấy hạn chế để đào ao thả cá thì Bằng Giã còn tận dụng diện tích mặt nước ở các đầm lớn, ven sông, ngòi để thả cá đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Thế Tùng - Chủ nhiệm Hợp tác xã thuỷ sản Bằng Giã cho biết: "Diện tích mặt nước của xã tương đối lớn, tuy nhiên trước đây người dân còn chưa trú trọng đến nuôi trồng thâm canh nên chưa phát huy được thế mạnh.

Những năm gần đây do được  tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật nhiều hộ trong xã đã mạnh dạn nhận thầu đầm để mở rộng diện tích nuôi, thả cá, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn truyền thống, đưa giống cá mới vào nuôi đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể".

Ông Tùng còn cho biết thêm, riêng gia đình ông nhận thầu 3 đầm lớn là đầm Khây, đầm Dộc Mùn và đầm Vực Hóp với diện tích mặt nước gần 100ha. Phục vụ nhu cầu phong phú của thị trường, ông quyết định đầu tư nhiều giống cá khác nhau như: Trắm, trôi, vược, rô phi đơn tính, mè...

Trong đó cá rô phi đơn tính và cá mè là nhiều hơn cả. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch trên 50 tấn cá, thu lãi đến 300 triệu đồng. Nuôi trồng thuỷ sản đem lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình ông, đồng thời tạo công ăn, việc làm cho một số lao động tại địa phương. Ông chia sẻ: "Gia đình có thuê 4 nhân công để trông đầm vào buổi tối với mức lương 1,5 triệu đồng/người".

Ngoài gia đình ông Tùng thì nhiều hộ gia đình cũng tập trung nuôi trồng thuỷ sản với diện tích mặt nước nhỏ hơn ở các đầm Sen, Ao Mua, Năm Khe... Chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết: “Gia đình trúng thầu nuôi trồng thủy sản ở đầm Sen và đầu tư thả nhiều loại cá.

Do tích cực tìm hiểu những cách thức nuôi cá hiệu quả nên thu nhập của gia đình ổn định khoảng trên 100 triệu mỗi năm, nhờ đó có tiền nuôi con học đại học và xây dựng kinh tế khá vững chắc như bây giờ”. Nhiều hộ đào ao thả cá, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ hơn không chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà còn thu lãi 40-50 triệu đồng mỗi năm.

Từ việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đời sống của người dân trong xã được nâng lên rõ rệt, nhiều gia đình xây nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ. Số hộ đói nghèo giảm xuống đáng kể.

Để khuyến khích người dân nuôi trồng thuỷ sản, xã phối hợp với khuyến nông, Hội nông dân và Hợp tác xã thuỷ sản thường xuyên mở các lớp tập huấn cho bà con về cách nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả, cách khắc phục những triệu trứng bệnh của cá, tôm...

Đồng thời hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư cá giống. Nhằm khai thác thế mạnh của vùng, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Hiện nay tại nhiều địa phương có mô hình nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy lãnh đạo xã đang có những phương hướng mới, tuyên truyền để bà con áp dụng, nâng cao sản lượng cá, tăng thu nhập.

Ông Phạm Duy Công - Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Giã cho biết: “Với diện tích mặt nước tương đối rộng như vậy rất thuận lợi để phát triển thủy sản, chính vì vậy xã chú trọng phát triển thủy sản, cập nhật những mô hình tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con áp dụng”. Ông Tùng cũng  cho biết thêm, Hợp tác xã đang tuyên truyền, phổ biến cho bà con mô hình nuôi cá lồng hiệu quả và hiện nay các hộ gia đình trong xã đang bắt tay vào chuẩn bị triển khai mô hình này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bằng Giã đang tích cực đổi mới, đầu tư khai thác thế mạnh thuỷ sản, học hỏi những mô hình hiệu quả để phát triển kinh tế địa phương. Diện mạo kinh tế nơi đây đang dần thay đổi và hứa hẹn những bứt phá mới, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới hiệu quả.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/bang-gia-khai-thac-the-manh-thuy-san-trong-phat-trien-kinh-te-2383599/


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Sang Australia Tăng Mạnh Xuất Khẩu Tôm Sang Australia Tăng Mạnh

Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam.

20/05/2014
Ông Chủ Của 4 Trang Trại Chim Tiền Tỷ Ông Chủ Của 4 Trang Trại Chim Tiền Tỷ

Từng thua lỗ và tay trắng trên thương trường, anh Giáp tái khởi nghiệp với 40 triệu đồng vay mượn và khu vườn 200m2 để nuôi chim trĩ đỏ.

20/05/2014
Chàng Trai Nghèo Khởi Nghiệp Từ 15 Triệu Đồng Nấm Bào Ngư Chàng Trai Nghèo Khởi Nghiệp Từ 15 Triệu Đồng Nấm Bào Ngư

Tình cờ xem mô hình trồng nấm bào ngư trên tivi, Nguyễn Sĩ Luận (sinh năm 1982) mày mò tìm hiểu, vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách huyện Châu Thành (An Giang) để mua phôi và thành công ngay sau 3 tháng thử nghiệm.

20/05/2014
Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng Nhiều Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đã có hơn 20 năm nay, mang lại giá trị gần 4.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nghề này đang gặp khó khăn.

20/05/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Diễn Biến Phức Tạp

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.

20/05/2014