Bàn giao tàu vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Quảng Nam
Sáng nay (17/11), tại Nhà máy X50, Tổng Công ty Sông Thu Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng đóng tại Đà Nẵng tổ chức bàn giao tàu cá vỏ thép cho ngư dân tỉnh Quảng Nam
Bàn giao chìa khóa tượng trưng tàu vỏ thép cho ngư dân
Đây là chiếc tàu vỏ thép đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được Tổng Công ty Sông Thu đóng theo Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ
Tàu cá số hiệu QNa-95997-TS được bàn giao cho ông Phan Thu, ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Tàu dài hơn 25m, rộng 6,5m, công suất máy chính 822 CV và 1 máy phát điện công suất 20kw, có khả năng đánh bắt cả ngày và đêm
Khoang lạnh của tàu có tổng thể tích 70m3 với 3 hầm nhỏ để ướp đá và khả năng giữ đá lạnh trong 20 ngày
Ngoài ra, tàu có máy rada với tầm quét 32 hải lý, máy định vị kết hợp hải đồ điện tử tích hợp thiết bị nhận dạng
Tàu đảm bảo dự trữ nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, nước uống đủ hoạt động liên tục 1.500 hải lý cho 10 người sử dụng trong 20 ngày
Ông Phan Thu, Chủ tàu cá vỏ thép QNa-95997-TS cho biết: “Ngư dân chúng tôi muôn đời nay chưa có tàu vỏ thép và chưa có trang thiết bị hiện đại như ngày hôm nay
Khi Nghi định 67 được ban hành, bản thân tôi rất hạnh phúc, khi có một con tàu võ thép hiện đại như ngày hôm nay, để chuẩn bị được ra khơi vừa hành nghề đánh bắt hải sản, vừa góp phần thu nhập kinh tế gia đình và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc”.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.