Bàn Giao Tàu Cá Lưới Vây Vỏ Thép Sang Fish 01 Cho Ngư Dân

Lễ bàn giao tàu cá lưới vây vỏ thép mang tên SANG FISH 01 cho ông Phan Bé - ngư dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi vừa được Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang tổ chức vào sáng 2/7.
Sau tàu Hoàng Anh 01 được bàn giao vào tháng 4 vừa qua, tàu cá Sang Fish 01 là tàu vỏ thép thứ 2 được Công ty TNHH Đóng tàu Cam Ranh, thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thực hiện.
Đây là loại tàu cá vỏ thép lưới vây, chạy bằng động cơ diesel, dài 25m, rộng gần 8m và được trang bị nhiều thiết bị hàng hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, la bàn từ, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh, thiết bị cứu hỏa...
Nhiên liệu dự trữ đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 2.000 hải lý, chuyên chở được 18 thuyền viên cùng với ngư cụ và có thể đạt vận tốc 11 hải lý/giờ. Ngoài ra, trên tàu có 6 khoang chính, có thể chứa 60 tấn thủy sản. Kinh phí đóng tàu là hơn 7 tỷ đồng.
Sau lễ bàn giao tàu SANG FISH 01, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang cũng đã ký biên bản cắt thép đóng mới 2 tàu cá vỏ thép nữa cho Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Nhân dịp này, Hội đồng hương Quảng Ngãi tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trao tiền tài trợ cho Quỹ hỗ trợ ngư dân Quãng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.